Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Bệnh đục thủy tinh thể, nguyên nhân, cách phòng tránh chữa trị

Môi trường ô nhiễm, tuổi tác… là những tác nhân ngoại cảnh khiến mắt sớm bị ‘lão hóa’ và dễ gặp các bệnh lý nguy hiểm. Trong đó phổ biến là bệnh đục thủy tinh thể. Vậy đục thủy tinh thể có nguy hiểm không ? Mời bạn tiếp tục đọc chi tiết bên dưới.

Mục Lục

Nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể

Một đám mây protein tập trung ngay trước võng mạc là nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể. Đám mây này là một vùng đục khiến ánh sáng đi vào mắt bị tán xạ. Điều này làm cho chúng ta nhìn mọi vật không rõ ràng, thậm chí còn có thể nhìn một vật thành hai.

Hầu hết các ca bệnh đục thủy tinh thể đều là những người lớn tuổi. Nó cho thấy rằng, lão hóa tự nhiên là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh như vậy. Tuy nhiên, có một số ít trường hợp là do tiếp xúc với tia cực tím, sử dụng thuốc kích thích như steroid thời gian dài. Một số khác là do di chứng của chấn thương, bệnh tiểu đường để lại.

Hậu quả của bệnh đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa, bắt nguồn từ tâm lý chủ quan của người bệnh. Khi mới xuất hiện các triệu chứng như nhìn mờ, đau nhức mắt, khô mắt, ngứa, cộm. Hoặc thị lực giảm, không thể nhìn xa, nhìn rõ hình ảnh sự vật. Người bệnh mang tâm lý ỷ y, tự mua thuốc về nhỏ, không tiến hành điều trị sớm. Dẫn đến suy giảm thị lực, mù lòa.

Khi đục thủy tinh thể mắt đã bước vào giai đoạn muộn, việc điều chỉnh kính không giúp cải thiện thị lực, thì phải tiến hành phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. Quá trình phẫu thuật tốn kém tiền bạc và thời gian của người bệnh. Sau mổ nếu không chăm sóc tốt sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như viêm nhiễm, xuất huyết.

Làm sao để làm chậm tiến triển của bệnh?

Thăm khám bác sĩ khi mới xuất hiện các triệu chứng. Cũng như chủ động bảo vệ, chăm sóc mắt có vai trò tích cực trong việc phòng ngừa và làm chậm tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể.

Cụ thể, khi mới xuất hiện các triệu chứng như khô mắt, nhìn mờ…, bạn nên đến chuyên khoa mắt để được bác sĩ chuẩn đoán thông qua khám lâm sàng. Khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, bạn sẽ được chỉ định đeo kính để không ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày.

Đồng thời, cần chú ý giữ vệ sinh mắt, mang kính mát thường xuyên để tránh tia cực tím, khói bụi. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho mắt.

Bên cạnh việc hạn chế các tác nhân ngoại cảnh qua các biện pháp, để chăm sóc mắt một cách toàn diện. Bạn nên sử dụng tinh chất thiên nhiên quý từ Broccophane để bảo vệ, nuôi dưỡng mắt từ bên trong.

Theo kết quả nghiên cứu của ĐH Y khoa hàng đầu Hoa Kỳ – Johns Hopskin. Sử dụng Broccophane để gia tăng tổng hợp Thioredoxin giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể hiệu quả. Cụ thể, nguy cơ đục thủy tinh thể giảm từ 2 đến 4 lần ở nhóm được bảo vệ bằng Broccophane so với nhóm không được bảo vệ bằng Broccophane (p<0.05).

Mổ đục thủy tinh thể

Nếu bệnh đục thủy tinh thể trở nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như làm việc của bệnh nhân. Thì có thể áp dụng phương pháp mổ đục thủy tinh thể. Hiện nay, phương pháp này áp dụng rất phổ biến, tỉ lệ khỏi bệnh cao.

Exit mobile version