Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Cảm nghĩ về bài thơ viếng lăng bác [Văn lớp 9]

CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ VIẾNG LĂNG BÁC

Bác Hồ từ lâu đã trở thành nguồn hứng cho các thi sĩ sáng tác thơ ca. Lúc sinh thời, Bác luôn nghĩ đến miền Nam, ngày đêm thương nhớ miền Nam. Với Bác miền Nam là niềm vui, niềm hạnh phúc, là nỗi đau không lúc nào nguôi. “Miền nam trong trái tim tôi” niềm mong mỏi thiết tha của Bác là miền Nam được giải phóng. Miền nam của ngày đêm thương nhớ Bác. Bằng cảm xúc chân thực, bằng ngôn ngữ gợi cảm, hình ảnh quen thuộc giàu chất tạo hình, Viễn Phương đã thể hiện tấm lòng mình qua bài thơ: “Viếng lăng Bác”.

Cảm nghĩ về bài thơ viếng lăng bác lớp 9

Bài thơ được ra đời năm 1976 khi lần đầu tiên sau khi giải phóng miền Nam, Viễn Phương đã ra thăm lăng Bác. Bài thơ rất ngắn gọn, súc tích nhưng có sức gợi tạo nên xúc động cho người đọc. Ngôn ngữ tuôn trào theo dòng cảm xúc chân thành da diết.

Mở đầu bài thơ Viễn Phương đã bày tỏ tình cảm sâu nặng, tình cảm ruột thịt:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

Tình cảm miền Nam giữa Bác Hồ luôn là tình cảm ruột thịt “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà”. Viễn Phương và tình cảm miền Nam đối với Bác cũng là tình cảm mong nhớ da diết: “Miền nam móng Bác nỗi mong cha”. Tự đáy lòng của người con đến thăm cha, Viễn Phương nói với Bác.

Câu thơ giản dị nhưng mang một ý nghĩa lớn. Trong tim Bác, miền Nam và miền Bắc là nỗi đau chia cắt, nỗi nhớ thương là niềm tự hào, là biểu tượng anh hùng bất khuất cho quê hương, cho tổ quốc.

Giờ đây, nhà thơ mang theo cả niềm tự hào, với đồng bào miền Nam ra thăm lăng Bác. Hình ảnh đầu tiên trong lăng Bác là hình ảnh làng tre.

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”

Hàng tre bát ngát cuốn hút cảm xúc của nhà thơ. Qua hình ảnh hàng tre quen thuộc tác giả đã gửi một hàm ý mang nghĩa tượng trưng ca ngợi Bác, ca ngợi dân tộc. Chắc rằng, Bác cũng như mọi người dân Việt Nam, trong tâm trí nhà thơ, cây tre là hình ảnh quen thuộc đời đời gắn bó với quê hương, xóm làng. Hàng tre xanh xanh trong vườn Bác gợi cho người đọc nhiều liên tưởng, hàng tre gợi ảnh mọi miền quê hương đất nước là hình ảnh miền Nam yêu thương.

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”

Ai đã từng một lần viếng thăm lăng Bác mới hiểu hết hàm ý trong câu thơ của Viễn Phương. Ngày ngày, mặt trời- chúa tể của thiên nhiên, thán phục một mặt trời trong lăng rất đỏ. Mặt trời rất đỏ là hình ảnh tượng trưng cho Bác Hồ là mặt trời cách mạng là nguồn sáng rực rỡ không bao giờ tắc, mãi mãi chiếu tới con đường đi của cách mạng Việt Nam. Nhiều nhà thơ đã sử dụng hình ảnh mặt trời để thể hiện  ánh sáng lí tưởng của cách mạng, nhưng đối với hai hình ảnh mặt trời của Viễn Phương đây quả thật là một hình ảnh rất độc đáo. Cùng với hình ảnh mặt trời, ngày ngày đi qua trên lăng là dòng người đi trong thương nhớ, nhịp thơ chầm chậm bước chân của dòng người lặng lẽ đi trong suy nghĩ bao trùm một không khí thương nhớ Bác khôn nguôi, thành kính dâng tràn hoa bảy mươi chín mùa xuân.

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.”

Bác nằm đó như đang trong giấc ngủ êm đềm. Bác nằm trong đó như nằm trong bảy mươi chín mùa xuân đã không hề nghỉ.

Tuy nhiên, tác giả cũng không thể phủ nhận sự thật rằng Bác đã ra đi mãi, nên từ sâu trong tim ông như có một thứ gì đó bóp nghẹt lại. Cảm xúc quyến luyến của nhà thơ khi ngày mai phải xa Bác để về miền Nam.

Các bạn vừa tham khảo bài văn Cảm nghĩ về bài thơ viếng lăng bác lớp 9. Chúc các bạn học tốt ngữ văn.

Exit mobile version