Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Phân tích bài thơ trao duyên trong Truyện Kiều [Văn Lớp 10]

PHÂN TÍCH BÀI THƠ TRAO DUYÊN TRONG TRUYỆN KIỀU

( Đoạn trích)

Như chúng ta biết thì Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc. Ông mang đến và để lại nhiều ấn phẩm hay và đặc sắc không chỉ về nội dung mà còn có cả nghệ thuật độc đáo trong đó tiêu biểu là “ Truyện Kiều”. Hơn hết nghệ thuật diễn tả tâm lý nhân vật được khắc sâu nhất là đoạn trích “ trao duyên”. Đoạn trích nói đến sự giằng xé trong tâm hồn nàng Kiều vì chữ hiếu phải bán mình chuộc cha và phụ đi mối tình tưởng chừng trăm năm, sự khó xử, nhọc lòng khi phải trao duyên mình lại cho em là Thúy Vân.

Phân tích bài thơ Trao Duyên (ảnh minh họa)

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim ,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sòng gió bất kỳ,

Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc thoa với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ gió cây,

Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt, khuất lời,

Rảy xin chén nước cho người thác oan.

Bây giờ trâm gãy bình tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Phân sao phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Mở đầu đoạn trích là một lời cầu xin đầy trang trọng và khẩn thiết. Từ “ cậy” mà Kiều sử dụng để nài nỉ Vân làm một việc ngược đời: “Ngồi lên cho chị lại rồi sẽ thưa” nhận mạnh thêm hành động “lại rồi sẽ thưa” của Kiều không có trong Kim Vân Kiều Chuyện đây là phần sáng tạo của Nguyễn Du. Hành động của Kiều đạt được hai mục đích, đầu tiên là buộc Vân vào tâm thế lắng nghe nghiêm túc và thứ hai. Quan trọng hơn là khiến Vân không thể từ chối bởi, chỉ có những chuyện tối quan trọng, khẩn thiết, vô cùng khó khăn, người cậy nhờ và đối xử như vậy. Hành động này còn thể hiện rõ phẩm chất cao thượng, đẹp đẽ của Kiều trong truyện tình yêu.

Đối với nàng, đó là tình cảm cao cả, mãnh liệt và chân thành. Nên nàng phải quỳ lạỵ để cầu xin em nhận lấy trách nhiệm thay mình thực hiện lời thề nguyền tình yêu. Như vậy, đây là một hành động được Kiều nghiền ngẫm từ lâu, được thực hiện theo một kế hoạch có chủ đích nhằm đặt Vân vào tình thế bắt buộc. Phải có một tình yêu rất chân thành và mãnh liệt, kiều mới đủ tỉnh táo và can đảm thực hiện hành động lạ lùng đến vậy để cầu xin Vân đồng ý chắp mối tơ thừa.

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Nếu đúng với logic lập luận thông thường thì hai câu thơ này không thể ở vị trí lời mở đầu. Ít nhất, muốn Vân không bị bất ngờ, có thể chuẩn bị tâm lí để hiểu được câu chuyện và đồng ý. Trước hết, Kiều phải nhắc qua mối tình của mình với Kim Trọng, nhắc lời thề nguyền, hoàn cảnh hiếu tình chọn một rồi sau đó mới có thể kết luận. Nhờ em thay mình chấp vá cuộc hôn nhân với Kim Trọng. Đó là trình tự thuật chuyện mạch lạc, hơn nữa lại có phần tế nhị, kéo lao, mà một cô gái thông minh như Kiều dứt khoắc phải nắm được. Nhưng Kiều lại nói ngược lại, tạo thêm một sự bất ngờ khác cho Vân.

Nguyễn Du là một bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật khi để cho Kiều lập tức thốt lời gửi gắm nhân duyên ngay trong phần đầu câu chuyện, bởi chỉ có cách này mới thể hiện đúng tâm trạng Kiều. Nàng đang tính toan, đang bị ám ảnh bởi nỗi lo sợ em mình không đồng ý và quan trọng hơn là nàng đang trong tâm trạng rối bời, đau đớn nên lập tức nói điều mấu chốt, hệ trọng của câu chuyện.

Khi đã quyết định nói lời khó nói nhất, thì mọi việc sau đó hẵn nhiên sẽ dễ dàng hơn. Nàng trở về với trình tư thuật chuyện thông thường. Lúc này, lời thuật của nhân vật vắn tắt nhưng rất rõ ràng, chặt chẽ. Chỉ với 2 câu lục bát, Kiều đã nói được mối tình thắm thiết “khi ngày quạt ước khi đêm chén thề” giữa nàng và Kim Trọng và cũng với ngần ấy câu thơ. Kiều đã giúp em thấy được mối tình cảnh trái ngang, đau đớn của mình. Lời nói của Kiều có phần khéo léo, sắc sảo khi nàng cố tình đề cao mục đích, ý nghĩa quan trọng của việc nhờ em “Xót tình máu mủ, thay lời nước non”. Thậm chí, nàng cũng không ngại đặt mình vào hoàn cảnh của người sắp mất bày tỏ bày tỏ lòng ước nguyện cuối  cùng để Vân quyết không thể từ chối. Khi Kiều nói đến cái chết, đến cái “thịt nát xương mòn; ngậm ngùi chín suối” thì đó vừa là lý trí, là sự tính toán tỉnh táo với mục đích muốn Vân thay mình chu toàn cho lời thề nguyền vàng đá nhưng cũng vừa là tình cảm. Đây là những lời nói chân thành xuất phát từ nỗi đau tuyệt vọng vì tình yêu đẹp đầu đời bỗng chốc tan vỡ. Qua khổ thơ trên ta có thể thấy được rõ chủ ý nghệ thuật của Nguyên Du là muốn miêu tả sống động, trung thực, bởi ước muốn hi sinh cao thượng và nỗi đau đớn, tiếc nuối thường tình.

Chiếc thoa với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ gió cây,

Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt, khuất lời,

Rảy xin chén nước cho người thác oan.

Ở đoạn này, chủ yếu khắc sâu tâm trạng nhân vật được Nguyễn Du thể hiện rõ hơn qua cách sắp xếp lời nói và hành động của Kiều khi trao kỉ vật tinh yêu cho Vân. Lúc nào, nàng cũng đưa vật trước rồi tiếp ngày sau đó, là một lời than thở. Kiều cũng không đưa hết một lần kỉ vật. “Chiếc hoa với bức tờ mây” được đưa đầu tiên, sau đó, nàng mới chần chừ đưa tiếp “ phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. Cứ mỗi lần trao vật là có những lời than thở chen vào. Những hình ảnh này trở đi trở lại như một điệp khúc tang tóc, một dự cảm không lành ám ảnh day dứt trong từng lời nói, hành động của nhân vật.

“Chị dù thịt nát xương mòn, dù em nên vợ nên chồng, mai sau dù có bao giờ” từ dù hàm nghĩa dự đoán một khả năng giả định có thể xảy ra trong tương lai. Khắc họa một viễn cảnh buồn thảm cứ ám ảnh day dứt, khiến Kiều luôn đau đớn khi nghĩ tới. Cái chết được Kiều đề cập trong câu thơ này chỉ làm tăng thêm sức nặng và ý nghĩa quan trọng của lời thuyết phục. Ở câu thơ “mai sau dù có bao giờ” cách ngắt nhịp 2/2 nhưng không thể đọc liền mạch bởi nó có giọng điệu ngắt quãng, ngập ngừng của lời nói bị cắt ra trong uất nghẹn, đau đớn. Đây là lúc Kiều đang thực suy nghĩ đến cái chết nên câu tiếp theo đều nói về nỗi oan thác tức tưởi, sự vất vưởng của hồn phách còn nặng nợ trần gian.

Bây giờ trâm gãy bình tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Phân sao phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Kiều gần như quên mất sự hiện diện của Vân để độc thoại với nỗi đau của mình. Nàng than thở cho tình cảm “trăm gãy gương tan  “tiếc nuối với “muôn vàng ái ân” phút chốc tan vỡ, khóc lóc, thảm thiết khi nhắn gửi tình quân tha thứ rồi lại trách hờn cho thân phận nước chảy hoa trôi lỡ làng. Cặp lục bát cuối cùng của đoạn trích như một lời trăng trối, nấc ngẹn trong tiếng kêu Kim Lang thốt lên. “ Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

Qua đoạn trích “ Trao duyên” cho ta thấy được tài năng miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Cách sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng và đối thoại và độc thoại nội tâm làm nổi bật lên diễn biến tâm trạng cũng như hành động của Kiều. Sự giằng xé dữ dội trong từng lời nói, hành động, hay những cảm xúc mong manh, tinh tế và cả những tính toán sắc sảo đến lạnh người như một nhân vật trong tác phẩm hiện đại. Đó là lý do khiến người đời sau luôn xem Nguyễn Du là một bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả nhân vật.

Bạn vừa xem bài phân tích bài thơ Trao Duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Chúc các bạn học tốt ngữ văn.

Exit mobile version