Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Phân tích bài thơ Từ Ấy ngắn gọn của Tố Hữu [Văn lớp 11]

PHÂN TÍCH BÀI THƠ TỪ ẤY

Tố Hữu

Ông là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời là một chính trị gia. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Từ ấy là một bài thơ biểu cho hồn thơ của Tố Hữu nằm trong phần “ Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”. Là tiếng hát của thanh niên yêu nước Việt Nam khi giác ngộ được lý tưởng cách mạng. Từ đó mở ra một chân trời mới về cuộc đời mới cũng như sự nghiệp văn chương của tác giả.

Phân tích bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Nhan đề bài thơ “ Từ ấy” là một mốc thời gian, mốc lịch sử đã thay đổi cuộc đời cách mạng của nhà thơ khi giác ngộ được lý tưởng chủ nghĩa cách mạng Lenin. Một kỉ niệm sâu sắc của những người thanh niên khi bắt gặp lý tưởng cách mạng. Trong buổi đầu ấy những người thanh niên như Tố Hữu dù tràn đầy nhiệt huyết nhưng vẫn chưa tìm ra được con đường để mở đường cho dân tộc ta có một tương lai tốt đẹp hơn. Một đất nước tự do và hạnh phúc thoát ra khỏi kiếp nô lệ và sự kiềm hãm của chế độ phong kiến. “Bừng nắng hạ” ở đây là cái nắng to, cái nắng oi bức và mãnh liệt. Tác giả ví von lí tưởng cộng sản như nắng hạ quét sạch mây mù và đen tối, buồn đau, mây mù. Hướng thanh niên tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

“Mặt trời chân lý chói qua tim”, lý tưởng cộng sản như một nguồn ánh sáng rực rỡ làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời chân lý” tượng trưng cho lý tưởng cách mạng, của Đảng. Dùng động từ mạnh “chói qua tim” là sự kết tụ tình cảm, tim là nơi kết hợp giữa lý trí ý thức về trí tuệ, tác giả đã nhận lấy chân lý bằng chính con tim của mình. “Hồn tôi là một vườn hoa lá và rộn tiếng chim”. Tâm hồn tác giả hòa quyện cùng hoa lá, như rực lên và nhộn nhịp. Thể hiện niềm vui sướng tự hào của tác giả khi giác ngộ lý tưởng cách mạng.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người,

Để tình trang trải với trăm nơi.

Để hồn tôi với bao hồn khổ,

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu, ở khổ đầu ta thấy được niềm vui phấn khởi thì ở khổ 2 và 3 là tâm thư người thanh niên cộng sản hòa vào cái chung vào quần chúng nhân dân lao khổ. Hai từ “buộc và trang trải” là tự gắn bó cuộc sống của mình với nhân dân, xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ của nhân dân và còn biểu hiện tinh thần đoàn kết nồng thắm trang hào với mọi người. Tình yêu đời tình yêu người đã nhân lên thành chủ nghĩa nhân đạo Cộng Sản. Thế thì sức mạnh càng được nhân đôi.

“Bao hồn khổ”: tầng lớp đáng thương nhất trong xã hội đương thời, “để” gợi lên ý thơ chủ động sự gắn kết lòng mình với mọi người hòa làm một. Chứa đựng nỗi thương xót tột cùng và sự đồng cảm sâu sắc đối với “đại gia đình” đang trong cảnh lầm than. “Khối đời”: danh từ trừu tượng, thể hiện một khái niệm cuộc sống bao quát, gộp chung, không thể nhìn, cân đong đo đếm. Nhưng lại gói ghém thành một sức mạnh phi thường, cụ thể hóa phi vật thể. Nhấn mạnh lần nữa mối ân tình giữa tác giả với muôn dân, khẳng định cuộc sống bản thân nhà thơ không có sự riêng biệt, mà chỉ là một phần tử nhỏ chan hòa và giao cảm với những mảnh đời còn lại.

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Ở đoạn thơ cuối cho ta thấy được sự chuyển biến sâu sắc trong nhà thơ Tố Hữu. Sự điên khi hòa mình vào quần chúng lao khổ “là con của mọi nhà” đại gia đình nghèo khó. Nhưng mà đầy quyết tâm và nghị lực thoát ra khỏi cái bần cùng của phong kiến. tác giả nguyện là lực lượng tiếp nối của “vạn kiếp phôi pha” là lực lượng ngày mai vững mạnh của “vạn đầu em nhỏ” để đấu tranh cho ngày mai tươi sáng. Tác giả sử dụng điệp từ “là” không phải ngẫu nhiên mà có ngụ ý, nó vang lên một âm hưởng mạnh mẽ lắng đọng trong tâm hồn ta niềm cảm phục. Coi mình là thành viên của đại quần chúng lao khổ cùng với tấm lòng đồng cảm xót thương chân thành, lòng căm giận của nhà thơ.

“Cù bất cù bơ”: tính từ khá mới lạ nhưng người đọc vẫn cảm nhận được hoàn cảnh nay đây mai đó. Bơ vơ không chỉ riêng tác giả, mà còn dựng lên được cuộc sống mỏng manh của hầu hết đồng bào đang trong đói khổ. Với một tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng. “Từ ấy” đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng.

Nhìn chung bài thơ “Từ ấy” của tố Hữu đã thể hiện tâm niệm của một người thanh niên yêu nước, giác ngộ lý tưởng cách mạng. Niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức và tình cảm mới khi có lý tưởng cách mạng soi rọi. Sự vận động ấy của tâm trạng nhà thơ được thể hiện bằng những hình ảnh tươi sáng, rực rỡ. Các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhịp điệu. Các bạn thấy đó cái được lựa chọn trong giai đoạn văn học này là giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng – tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần – tư tưởng của người cộng sản.

Exit mobile version