Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Soạn bài Bài Ca Ngất Ngưỡng ngắn gọn [Văn lớp 11]

Mục Lục

SOẠN BÀI BÀI CA NGẤT NGƯỞNG

 I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại.

– Cuộc đời ông nhiều thăng trầm và rất phong phú.

– Nguyễn Công Trứ luôn giữ thái độ bình thản và cứng cỏi, sẵn sàng gánh mọi trọng trách cũng như làm chu tất những việc tầm thường được giao.

Soạn bài Bài Ca Ngất Ngưỡng

2. Tác phẩm

Thể loại: hát nói.

Hoàn cảnh sáng tác: Viết ở thời gian ông đã nghỉ hưu và tác phẩm được xem như là một bảng tổng kết về cuộc đời đầy sôi nổi của ông.

II. Phân tích

1. Nhan đề

Ngất ngưởng:

+ Nghĩa đen: Vượt lên trên mọi người trong trạng thái phiêu pang, bềnh bồng.

+ Nghĩa bóng: Thái độ sống vượt lên trên xung quanh, sống lên trên mọi người, vượt lên trên dư luận.

Bài ca ngất ngưởng: Bài thơ ngợi ca về lối sống khác đời khác người của ông.

2. “Ngất ngưởng” chốn quan trường (6 câu đầu)

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: Trong vòng trời đất này, không có việc gì không phải là việc của ta à tuyên ngôn sống, khẳng định cái tôi lớn lao sánh bằng vũ trụ của Nguyễn Công Trứ – cái tôi của sự cống hiến.

“Ông Hi Văn tài bộ…”: Dấu ấn con người cá nhân, khẳng định chính mình (đại từ nhân xưng: ông, xưng tên: Hi Văn, tự gọi mình là “tài bộ”).

+ “Đã vào lồng”: Ông xác định mọi phận sự trong trời đất là của ông nên ông chấp nhận khép mình vào vòng cương tỏa chốn quan trường à con người dám sống, dám cống hiến, đây là một nhân cách đẹp đáng trân trọng của ông.

“Thủ khoa, tham tán, tổng đốc, đại tướng”: Con người tài năng nhiều mặt, ngoài giỏi văn chương ông còn rất tinh thông võ nghệ, là người “văn võ song toàn” à sử dụng phép liệt kê.

Dùng các từ chỉ thời gian: khi, lúc, có khi à quãng đời hoạt động đầy sôi nổi của tác giả.

“Tay ngất ngưởng…” (nghệ thuật hoán dụ: tay): Đây là một cách khẳng định “cái tôi” của mình. Ông là một con người tài năng, khẳng định tư thế chủ động của mình giữa trời đất đồng thời cũng toát lên vẻ đẹp của sự phong lưu.

Tài năng nhiều mặt, văn võ song toàn à sự nghiệp lẫy lừng đáng tự hào.

3. “Ngất ngưởng” khi về hưu (đoạn còn lại)

Sau khi được chấp nhận cho nghỉ hưu, ông cưỡi bò vàng có đeo đạc rời khỏi kinh đô mặc kệ tiếng cười chê của thiên hạ. Ở mọi chặng đường đơi ông luôn là chính mình, dám sống theo sở thích, dám sống đúng với ý chí cá nhân của mình.

“Kìa núi nọ phau phau mây trắng”: Ông trở về với quê hương của ông, hòa mình với thiên nhiên.

“Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi”: Ngày xưa ông tung hoành ngang dọc trong thiên hạ, giờ khi về quê ông sống an nhiên tự tại, sống nhàn dật giữa đời thường, để lại sau lưng sự nghiệp lẫy lừng.

“Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”: Ông đi chùa dẫn theo các cô hầu gái trẻ à ông sống là chính mình, ông tự tin vào chính mình, không hổ thẹn vì không làm gì bậy bạ, ông nghĩ Phật cũng cười xuề xòa, từ bi như ông “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” à ông là người đi trước thời đại, mặc kệ dư luận.

Nguyễn Công Trứ dám sống khác người, khác đời như vậy vì ông có một qun niệm sống mới mẻ, tiến bộ, cứng cỏi:

“Được mất dương dương người tái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.”

+ Sự được – mất trong cuộc đời này vốn rất vô chừng, được đó mất đó, nên đứng trước được – mất ta phải giữ thái độ an nhiên tự tại. Ông vẫn là chính mình nhưng không hề đạp đổ cac luân thường, đạo lý.

+ Khen – chê: Nguyễn Công Trứ vượt lên những điều tầm thường nhất, vượt lên trên dư luận. Khen không tự mãn, chê không chán nản. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có một bản lĩnh cứng cỏi, một giá trị tự thân vững vàng.

4. Quan niệm sống đẹp của một tài năng giàu bản lĩnh

“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng”: Ngoài là một tướng tài, ông còn là một nghệ sĩ giữa đời thường, vẫn tiếp tục hoạt động sôi nổi khi đã về hưu.

“Không Phật, không Tiên, không vướng tục”: ông không tin vào một tôn giáo nào cả, ông chỉ tin vào tài năng và bản lĩnh của chính mình mà thôi.

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú”: Tự xếp mình ngang hàng với những vị tướng tài, có sự nghiệp hiển hách ở Trung Quốc.

“Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”: Sự hài hòa giữa con người cá nhân và cộng đồng, giữa cái riêng và cái chung, dù ở vị trí nào thì Nguyễn Công Trứ cũng cống hiến hết mình cho vị trí ấy.

“Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: Cái tôi đầy ngạo nghễ.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Giọng điệu tự thuật đầy khảng khái.

Thể hát nói phóng khoáng và tự do, phù hợp với nội dung và tinh thần của tác phẩm.

Sử dụng điệp ngữ (ngất ngưởng), dùng từ ngữ đắc địa (tay ngất ngưởng, tay kiếm cung,…)

2. Nội dung

“Bài ca ngất ngưởng” là một bản tổng kết cuộc đời của Nguyễn Công Trứ – một con người giàu năng lực, có cốt cách tài tử phong lưu, biết sống, dám sống và không ngần ngại khẳng định cá tính.

Exit mobile version