Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

[Văn Lớp 8] Soạn bài Chiếc Lá Cuối Cùng ngắn gọn

Mục Lục

SOẠN BÀI CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– O. Henry (1862 – 1910) là nhà văn người Mĩ.

– Chuyên viết truyện ngắn, các truyện thường toát lên tinh thần nhân đạo và tình yêu thương giữa con người.

2. Tác phẩm

– Vị trí : Trích phần cuối của truyện ngắn ‘Chiếc lá cuối cùng’.

– Thể loại : Truyện ngắn.

– Nhân vật : 3 nhân vật chính (Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men).

Soạn bài chiếc là cuối cùng

II. Phân tích

1. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi

– Đang bị bệnh sưng phổi rất nặng, cô họa sĩ trẻ trở nên chán nản, thất vọng, không còn sức sống nữa.

– Giôn-xi ngày ngày đếm những chiếc lá trên cây thường xuân ngoài cửa, đợi khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cô cũng sẽ buông xuôi, lìa đời.

=> Bệnh tật và hoàn cảnh khó khăn đã biến Giôn-xi thành một người yếu đuối, buông xuôi, không có nghị lực chống chọi với bệnh tật, chỉ có thể vin vào những chiếc lá mà chờ đợi cái chết đến với mình.

– Sau một đêm mưa gió dữ dội, cây thường xuận vẫn còn sót lại một chiếc lá => Giôn-xi trở nên vui vẻ và muốn tiếp tục được sống.

– Nguyên nhân Giôn-xi có thể tiếp tục cuộc sống:

+ Sự chăm sóc của Xiu.

+ Sự thăm khám của bác sĩ, hỗ trợ với việc dùng thuốc.

+ Quan trọng hơn hết chính là việc sót lại một chiếc lá chưa rụng sau một đêm mưa bão, mà ẩn sâu trong đó là cả tình cảm bao la của một con người cao thượng…

2. Nhân vật Xiu

– Là người cùng cảnh ngộ với Giôn-xi và cụ Bơ-men : đều là những họa sĩ nghèo.

– Rất yêu thương, lo lắng, chăm sóc cho Giôn-xi khi cô bị bệnh, nỗ lực động viên cô khi cô không còn ý chí tồn tại.

– Cô cố gắng vẽ nhiều tranh ảnh để bán, kiếm tiền chạy chữa cho bạn.

=> Tình cảm chân thành, cảm động, đáng trân quý. Với Xiu, giờ đây Giôn-xi không đơn thuần là bạn cùng cảnh ngộ nữa mà đối với cô, Giôn-xi chẳng khác nào ruột thịt.

– Xiu không hề biết cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá cuối cùng trên dây thường xuân.

3. Cụ Bơ-men và kiệt tác cuối cùng của đời mình

– Cụ Bơ-men ‘ngoài sáu mươi’ đã ‘múa cây bút vẽ bốn mươi năm’ mà vẫn không thể tạo ra kiệt tác của đời mình.

– Cuộc sống nghèo khổ, sự nghiệp không thành.

– Tức giận trước sự buông xuôi của Giôn-xi, nhưng ẩn sau đó là tình thương, lòng trắc ẩn mà ông dành cho nữ họa sĩ tội nghiệp.

– Cụ vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa bão chỉ mong níu kéo được cuộc sống cho Giôn-xi, đánh đổi việc mình bị sưng phổi và lìa đời.

=> Kiệt tác cuối cùng của đời cụ lại chính là chiếc phao cứu sinh cho cuộc đời cô gái trẻ. Chiếc lá ấy vô cùng quý giá, bởi nó đã gói gọn tình cảm bao la của một họa sĩ suốt cuộc đời luôn khao khát chạm đến những giới hạn trong nghệ thuật, suốt một đời luôn hướng tình yêu của mình về phía con người.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

– Nghệ thuật đảo ngược tình huống.

– Nghệ thuật xây dựng tình huống và tính cách nhân vật độc đáo.

2. Nội dung

Chỉ bằng việc xoay quanh cuộc sống của những họa sĩ nghèo đồng cảnh ngộ, tác giả O. Henry đã khéo léo lồng vào những giá trị nhân văn cao đẹp : hãy yêu thương con người, vì sự sống của con người là điều quý giá nhất – đó cũng chính là đích đến cuối cùng của người làm nghệ thuật.

Trên đây là phần soạn bài Chiếc Lá Cuối Cùng trong văn học lớp 8. Chúc các bạn học tốt ngữ văn nhé.

Exit mobile version