Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Soạn bài chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn [Văn Lớp 9]

Mục Lục

SOẠN BÀI CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Nguyễn Dữ là một danh sĩ thời Lê sơ, thời nhà Mạc và là tác giả của “Truyền kì mạn lục”.

– Quê ông ở tỉnh Hải Dương, chưa rõ năm sinh năm mất.

2. Tác phẩm

– Thể loại: truyện truyền kì (tác phẩm văn xuôi chữ Hán).

– Xuất xứ: Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” trích từ “Truyền kì mạn lục.”

3. Bố cục: 3 phần

– Phần 1: Từ đầu… “lo liệu như đối xử với ba mẹ đẻ mình”: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, những phẩm chất tốt đẹp của nàng.

– Phần 2: Tiếp theo… “nhưng việc trót đã qua rồi!”: Nỗi oan của Vũ Nương.

– Phần 3: Đoạn còn lại: Vũ Nương được giải oan.

II. Phân tích

1. Nhân vật Vũ Nương

1.1. Trong cuộc sống vợ chồng bình thường: Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vơ chồng phải đến thất hòa.

1.2. Khi tiễn chồng đi lính

– Chỉ mong chồng trở về được bình an.

– Cảm thông trước những gian lao, vất và mà chồng phải chịu đựng.

=> Nỗi khắc khoải, nhớ mong người chồng nơi trận mạc.

1.3. Khi xa chồng

– Là người con dâu hiếu thảo.

– Là một người vợ chung thủy, yêu chồng tha thiết.

– Là một người mẹ hết mực yêu thương con.

1.4. Khi bị chồng nghi oan

– Phân trần, kể thân phận mình  khẳng định tấm lòng thủy chung, xin chồng đừng nghi oan.

=> Tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ đổ vỡ.

– Đau đớn, thất vọng vì không hiểu tại sao chồng mình lại nghi oan và đối xử bất công với mình như vậy.

=> Nàng không có quyền được tự bảo vệ mình.

– Thất vọng tột cùng, bị nghi oan mà không tìm được cách hóa giải, nàng đã mượn dòng nước của con sông quê hương để giải tỏ tấm lòng trong trắng của mình.

=> Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đảm đang, tháo vát, hiếu thảo, thủy chung nhưng lại phải chết một cách oan uổng.

2. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương

– Nguyên nhân trực tiếp : cuộc hôn nhân không bình đẳng về giai cấp giữa Trương Sinh và Vũ Nương. Hơn thế nữa, chính vì sự đa nghi mù quáng, cách cư xử hồ đồ độc đoán, bản tính gia trưởng không cho Vũ Nương cơ hội giải thích đã đẩy nàng đến bước đường cùng không lối thoát.

– Nguyên nhân gián tiếp : xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy bất công. Người phụ nữ không được bênh vực chở che mà luôn phải chịu sự đối xử bất công, thân phận của họ thật mong manh, bấp bênh, phụ thuộc vào người khác.

=> Tố cáo xã hội phong kiến, xem trọng quyền uy của kẻ giàu và người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm thương cảm của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

– Cách dẫn dắt truyện kịch tính, lôi cuốn.

– Kết hợp yếu tố truyền kì với yếu tố tả thực để tạo hiệu quả về tính chân thật của truyện.

2. Nội dung

Qua hình ảnh một người phụ nữ nhỏ bé trong xã hội phong kiến, tác giả đã khái quát lên hình ảnh của vô vàn người phụ nữ có số phận đáng thương khác trong xã hội bất công này. Tuy vậy, họ vẫn mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, một tâm hồn trong trắng. Càng yêu thương họ bao nhiêu, tác giả lại càng tố cáo xã hội bấy nhiêu khi mang những ràng buộc phong kiến trói buộc hạnh phúc và quyền lợi của phụ nữ.

Bạn vừa xem xong phần soạn bài chuyện người con gái Nam Xương trong văn học lớp 9. Hãy xem những bài soạn khác trên website này nhé.

Exit mobile version