Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Soạn bài cô bé bán diêm ngắn gọn [Văn lớp 8]

Mục Lục

Soạn bài cô bé bán diêm theo câu hỏi

Câu 1. Nếu lấy việc em bé quẹt que diêm làm phần trọng tâm thì truyện có thể được chia thành ba phần:

+ Phần 1: “Từ đầu…..đôi bàn tay đã cứng đờ ra.”: Đoạn này nói về hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm. Đã khắc họa thành công hình ảnh một em bé bán diêm ngồi trong bóng tối và phải hứng chịu những cơn giá rét của đêm giao thừa.

+ Phần 2: “Chà! Giá rét quẹt một que diêm……về chầu thượng đế.”: Những lần quẹt que diêm và mộng tưởng những viễn cảnh đời thực cũng như những khao khát và ước muốn của em.

+ Phần 3: “ Sáng hôm sau…….em đã chết trong những ảo ảnh kì diệu.”: Cái chết của cô bé bán diêm.

Có thể căn cứ vào những lần em bé quẹt que diêm để chia phần thứ hai thành năm đoạn nhỏ hơn. Bốn lần đầu chỉ quẹt một que diêm cho mỗi lần quẹt, lần thứ năm em quẹt tất cả những que diêm còn lại.

Câu 2. Qua phần đầu chúng ta được biết về gia cảnh của em bé bán diêm và thời gian, không gian xảy ra câu chuyện:

Gia cảnh của em bé bán diêm.

+ Gia cảnh khó khăn, sống chui rút trên một cái gác tối tăm sát mái nhà.

+ Mẹ mất, bà nội cũng qua đời, chỉ sống với bố nhưng bố em lại khó tính. Em luôn phải chịu những lời mắng nhiếc, chửi rủa của bố.

+ Em phải kiếm sống nhờ vào việc bán diêm.

Thời gian và không gian:

+ Đêm giao thừa tuyết rơi và giá rét.

+ Em ngồi trước một góc tường tối tăm giữa phố, đường phố thì tỉnh lặng, vắng vẻ.

Những hình ảnh tương phản đối lập được nhà văn sử dụng nhằm khắc họa nổi khổ cực của cô bé.

+ Đầu trần, chân đất, quần áo cũ kỹ, túi đựng đầy diêm mang đi bán, tay thì cần thêm một bao đầy diêm.

+ Bụng đói nhưng em vẫn không màn đến, em chỉ lo lắng không bán được diêm, không xin được tiền. Em sợ bị bố đánh không dám về.

Câu 3. Qua năm lần quẹt những que diêm, các mộng tưởng của em bé đã lần lượt được khắc họa lên rất phù hợp với hoàn cảnh và tâm lí của em lúc bấy giờ.

+ Quẹt que diêm lần thứ nhất và thứ hai: em đã tưởng tượng ra lò sưởi, thấy vui như ngồi trước lò sưởi. Khao khát được sưởi ấm, ăn no và ngon.

+ Quẹt que diêm lần thứ ba: thích thú như đứng trước cây thông nô-en sáng rực.

+ Quẹt que diêm lần thứ tư: nhớ về bà nội, hồi tưởng về những lần đón giao thừa khi bà còn sống.

+ Quẹt que diêm lần thứ năm: Nghĩ đến việc cùng bà thoát ra khỏi mọi đói rét và đau buồn. Mộng tưởng cảnh hai bà cháu cầm tay nhau cùng bay lên trời.

Từ lần quẹt que diêm thứ nhất cho tới lần quẹt que diêm thứ ba và một phần mộng tưởng của quẹt que diêm thứ tư là những cảnh gắn liền với sự thật. Bốn lần quẹt que diêm đó, em điều mộng tưởng đến những hình ảnh gắn liền với thực tế như là lò sưởi, bàn ăn, cây thông nô-en. Lần quẹt que diêm thứ tư và thứ năm là những điều thuần túy, chỉ là do mộng tưởng của em hình thành nên.

Câu 4.

Qua câu chuyện cô bé bán diêm nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh cũng như hoàn cảnh vô cùng đáng thương và tội nghiệp của một cô bé bán diêm. Một cô bé chỉ có bà và mẹ là yêu thương em nhưng họ đều đã qua đời. Em sống với bố, nhưng em phải sống trong tình cảnh thiếu thốn tình thương. Vì nghèo khó mà em luôn phải chịu sự mắng nhiếc, chửi bới từ chính người bố của mình.

Đoạn kết trong chuyện đã khắc họa nên cái chết của em, em đã qua đời trong giấc mộng của chính mình. Em đã ra đi trước sự lạnh lùng của mọi người và cảnh vật xung quanh. Hình ảnh cái chết của em đã được tác giả khắc họa một cách nhẹ kì diệu “má hồng, môi mỉm cười” làm cho người đọc liên tưởng đến hình ảnh của một em bé ấm áp và tươi tắn mặc dù em đã chết. Cũng chính yếu tố kì diệu này góp phần làm cho câu chuyện mang nét như là một truyện cổ tích bị thương.

Soạn bài cô bé bán diêm theo cấu trúc từng phần

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Anđecxen (1805 – 1875) là nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch.

– Nổi tiếng với các loại truyện kể cho trẻ em.

– Một số sáng tác chính: Cô bé bán diêm, Nàng tiên cá, Bầy chim thiên nga,…

2. Tác phẩm

– Là tác phẩm nổi tiếng của Anđecxen.

– Thể loại: truyện ngắn.

– Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu… “tay em cứng đờ ra”: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.

+ Phần 2: Tiếp theo… “Thượng đế”: Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng.

+ Phần 3: Đoạn còn lại: Cái chết thảm thương của em bé.

Soạn bài Cô Bé Bán Diêm

II. Phân tích

  1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa

1.1 Gia cảnh: Mẹ và bà nội là những người yêu thương cô bé nhất nhưng họ đều đã mất. Cô bé giờ đây đang sống với bố nhưng ông lúc nào cũng chửi rủa cô bé. Nếu không bán được que diêm và có tiền thì cô bé sẽ không thể về nhà được.

=> Phải đi bán diêm để kiếm sống.

1.2 Không gian, thời gian: Vào đêm giao thừa, trời rét vô cùng, tuyết rơi dày đặc.

Sử dụng nghệ thuật tương phản, đối lập: trong thời tiết giá buốt như vậy, người người đang sum vầy với gia đình bên lò sưởi ấm áp. Còn cô thì lại phải bán diêm dưới bầu trời đầy tuyết lạnh là một em bé đáng thương, chịu nhiều bất hạnh.

2. Thực tế và mộng tưởng

– Thực tế: Em bé đang trong hoàn cảnh cô đơn, giá rét, lạnh lẽo, đói khát à quẹt diêm để sưởi ấm. Mỗi lần quẹt diêm sẽ tạo ra những mộng tưởng mà em bé hằng ao ước.

– Các lần quẹt diêm:

+ Lần 1:

Hình ảnh lò sưởi ấm áp xuất hiện. Dễ hiểu vì sao lò sưởi lại xuất hiện đầu tiên. Bởi trời thì đang lạnh giá, mà em bé thì lại không có đủ quần áo ấm, không có một mái nhà ấm áp để trở về. Em ngồi đây, nơi góc đường, cố chịu từng cơn gió thốc mà chỉ có thể vin vào từng que diêm để sưởi ấm. Thế nhưng, que diêm quá bé nhỏ nên lò sưởi là những gì em muốn ngay lúc này.

+ Lần 2:

Một bữa ăn thịnh soạn “trên bàn là một con ngỗng quay thơm phức…những giỏ hoa quả đầy ắp, còn có một ổ bánh mì nóng hổi mới ra lò”. Trong đêm giao thừa, cả gia đình vây quần bên nhau ăn một bữa ăn đoàn viên. Ấy vậy mà, cô bé nghèo khổ ấy lại phải chịu cảnh đói khát. Phần vì gia cảnh em quá nghèo khổ, phần vì không còn ai yêu thương mà chuẩn bị những món ăn ngon lành cho em nữa. Em đói khát, và mộng tưởng về bữa ăn mà que diêm tạo ra như một “món quà” ảo mộng đầy ngọt ngào mà em nhận được.

+ Lần 3:

Hình ảnh cây thông Noel xuất hiện. Em cũng chỉ là một cô bé khát khao niềm vui, hạnh phúc tình thân, bè bạn như người khác. Nên giờ đây, ước mong của em đều đang gói gọn qua hình ảnh ánh đèn, cây thông Noel rực rỡ mà xa xăm ấy.

+ Lần 4:

Hình ảnh người bà xuất hiện. Người em yêu thương nhất giờ đã không còn, bao nỗi cơ cực của việc mồ côi, thiếu thốn tình cảm đè nén tâm hồn yếu ớt của em. Bà em xuất hiện như một sự xoa dịu. Hay nói đúng hơn là khao khát gặp lại người thân của cô bé vô cùng mãnh liệt.

+ Lần cuối cùng:

Em cố sức quẹt tất cả các que diêm còn lại để níu kéo hình bóng của bà và cuối cùng. Em đã cùng bà bay lên thiên đường, cùng đón những niềm hạnh phúc đầu năm.

3. Cái chết của em bé

“Ở một góc tường nhỏ, có một cô bé bán diêm với đôi má ửng hồng, đôi môi cô bé đang nở một nụ cười hạnh phúc. Em đã chết vì cái đói, cái lạnh trong đêm giáng sinh…”. Cái chết đáng thương.

Sự thương cảm, thương yêu đối với cô bé bán diêm nghèo khổ, bất hạnh.

III. Tổng kết

  1. Nghệ thuật

– Nghệ thuật tương phản, đối lập giữa hiện thực và mộng tưởng.

– Cách kể chuyện hình động, sáng tạo.

– Đan xen hài hòa giữa các yếu tố hiện thực và mộng tưởng.

2. Nội dung

Qua hình ảnh đáng thương của cô bé bán diêm, tác giả Anđecxen đã khái quát lên tình yêu của mình dành cho những cuộc đời khốn cùng và đau khổ trong xã hội. Đó cũng chính là ý nghĩa nhân đạo cao cả mà tác phẩm mang lại.

Trên đây là phần soạn bài Cô Bé Bán Diêm trong văn học lớp 8. Hy vọng các bạn sẽ học tốt ngữ văn.

Exit mobile version