Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Soạn bài trong lòng mẹ ngắn gọn [Văn lớp 8]

Mục Lục

SOẠN BÀI TRONG LÒNG MẸ

Câu 1. Phân tích nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại với chú bé Hồng

Nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại giữa bà cô với chú bé Hồng đã được nhà văn Nguyên Hồng kể lại thật sinh động. Qua lời kể của nhà văn đã cho ta thấy tâm địa độc ác và ý đồ xấu xa của bà cô.

Bà cô của bé Hồng tuy giàu có nhưng rất cay nghiệt, độc ác và xấu xa. Không phải vì vô tình mà bà dùng những lời lẽ như vậy, bà đã cố tình khoét sâu vào nỗi đau của đứa cháu đáng thương. Tuy bề ngoài bà tỏ ra vẻ rất quan tâm đến đứa cháu của mình, nhưng thực ra chính giọng điệu và nét cười trên gương mặt của bà đã giúp bé Hồng nhận ra được ý xấu của người cô.

Chú hiểu, khi nhắc đến mẹ chú, người cô hoàn toàn không có thiện ý mà còn cố tình gieo rắc vào suy nghĩ của chú những hoài nghi để chú khinh miệt và ghét bỏ mẹ chú. Nhưng dù sao chú cũng chỉ là một đứa trẻ, với giọng điệu ngọt ngào đầy ý xấu và sự khinh miệt trong lời kể của bà cô chú không khỏi đau lòng tủi cực.

Nhân vật bà cô đúng là một người nhỏ nhen, ti tiện và thâm độc vô cùng. Bà là hiện thân tiêu biểu cho cái thành kiến cổ hủ phi nhân đạo của xã hội lúc bấy giờ. Bà đã cố ý khoét sâu vào nổi đau đớn cùng cực của cháu mình, cố tình gieo rắc vào đầu chú thái độ ruồng rẫy khinh miệt đối với người mẹ mà chú hết mực yêu thương.

Câu 2. Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện

Khi nghe những lời cay độc của bà cô, bé Hồng không hề trách mẹ mà ngược lại còn cảm thương cho mẹ mình nhiều hơn. Mặc dù đã một năm ròng chú không nhận được tin tức gì từ mẹ, đặc biệt hơn là mặc dù bị bà cô cố tình chia rã tình mẹ con, nhưng tình thương và lòng kính trọng đối với mẹ của bé Hồng vẫn vẹn nguyên.

Không những vậy, lời lẽ cay độc của bà cô còn khiến Hồng hiểu cho nổi long của mẹ mình nhiều hơn. Hồng không hề trách mẹ mình, nếu có trách đi chăng nữa cũng chỉ trách ở việc mẹ không dám chống lại những thành kiến tàn ác để phải xa lìa con mình, sống trốn tránh như một kẻ đầy tội ác. Bé Hồng căm phẫn cực độ những hủ tục phong kiến đã đày đọa mẹ mình.

Lòng căm ghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn sinh động, cụ thể và mang nhịp điệu dồn dập như thể hiện sự uất ức trong bé ngày một tăng cao.

Câu 3. Giọng văn của Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, bởi:

– Trước hết, nhà văn diễn tả thành công trạng thái tình cảm của bé Hồng, một tình cảm vô cùng thấm thía và cảm động.

– Qua lời chế giễu của bà cô, bé Hồng không những thương mẹ mà còn hiểu cho nổi lòng của mẹ mình nhiều hơn.

– Đoạn văn kể chuyện chú gặp mẹ có thể coi là một đoạn văn đặc biệt hấp dẫn. Chỉ cần thoáng qua, bé Hồng có thể phát hiện ra mẹ mình. Gặp mẹ, bé Hồng vui sướng vô cùng. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt. Có lẽ vì tình thương và niềm tin mãnh liệt như vậy nên bé Hồng có được linh cảm hết sức nhạy bén và chính xác.

– Với biện pháp so sánh cụ thể gợi cảm, nhà văn đã khắc họa thành công nổi niềm khao khát gặp mẹ của bé Hồng.

– Nhằm tô đậm thêm sự sung sướng tột độ của đứa bé mất cha, xa mẹ lâu ngày nay được ngồi bên mẹ, có lúc nhà văn miêu tả những cảm giác cụ thể, lúc thì chen vô những lời bình luận thấm đẫm chất trữ tình, có khi lại sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí.

Câu 4. Qua văn bản trích trên, em hiểu hồi kí như là một thể loại ghi lại những gì còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến.

Nguyên Hồng có thể coi như cây bút giàu chất trữ tình, ông viết về những phụ nữ và trẻ em phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh. Phải chăng vì lẽ đó mà có nhiều ý kiến cho rằng “Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng”. Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”, ta cũng có thể thấy được điều đó.

Qua đoạn trích, Nguyên Hồng không những thể hiện thái độ cảm thông, tôn trọng đối với bé Hồng và mẹ bé Hồng. Mà còn luôn ca ngợi những phẩm chất và đức tính cao đẹp của họ ngay trong những tình huống khắc nghiệt của cuộc sống. Ông luôn lên tiếng bênh vực, bảo vệ người phụ nữ, trân trọng những khát khao và hoài bảo của trẻ nhỏ.

Câu 6. Nghệ thuật

– Thể loại hồi kí đan xen giữa tự sự. Kể chuyện với giọng văn thấm đượm chất trữ tình, truyền cảm. Giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề của văn bản.

– Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật.

Câu 7. Ý nghĩa

Đoạn trích thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nhân vật chính trong đoạn trích này là bé Hồng.

Bé xuất hiện trong những tình huống hết sức tội nghiệp:

– Bố mất, mẹ phải đi bước nữa vì gia đình nhà chồng ruồng rẫy.

– Bé Hồng phải sống nương nhờ vào họ hàng và bị hắt hủi, soi mói.

– Bé Hồng thương mẹ và nhớ mẹ mình vô cùng nhưng phải rời xa mẹ.

Exit mobile version