Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc lớp 11 nâng cao

Mục Lục

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

1. Những nét cơ bản về thể văn tế và bố cục bài văn tế

Văn tế là một thể loại văn gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất. Văn tế thường có hai nội dung cơ bản: kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất và bài tỏa nỗi đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt. Âm hưởng chung của bài văn tế là bị thương, nhưng sắc thái ở mỗi bài khác nhau. Văn tế không chỉ bộc lộ niềm thương tiếc mà còn thể hiện thái độ trân trọng, cảm phục, yêu quý của tác giả đối với công đức, tính cách, tài năng,.. của người đã mất nên giọng điệu của bài văn tế thường xoát xa, ai oán, thống thiết.

Về quy cách sáng tác, văn tế có thể được làm theo lối tản văn(văn xuôi), hoặc biền văn(lối phú có cổ thể, phú Đường luật) cũng có thể theo lối vận (thơ) với các thể ngũ ngôn, thất ngôn, song thất lục bát, phú.

Về bố cục, bài văn tế thường chia làm bốn đoạn:

Đoạn mở đầu (Lung khởi) thường bắt đầu bằng chữ Than ôi!, Hỡi ôi!, Thương ôi!, Than rằng,…

Đoạn thứ hai (Thích thực) kể tính cách, công đức, tài năng,.. của người đã mất thường bắt đầu bằng cụm từ Nhớ linh xưa!

Đoạn thứ ba (Ai vãn) bày tỏ lòng thương xót, cảm phục của tác giả với người đã chết thường bắt đầu bằng từ Ôi!

Đoạn thứ tư (Kết) thể hiện tình cảm nhớ nhung, đau buồn của tác giả thường kết bằng chữ Thượng hưởng, có linh xin hưởng,..

2. Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện như thế nào ?

Đó là những con người chân chất, hiền lành, xuất thân từ đồng ruộng, quanh năm cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ, chỉ quen công việc cày bừa, cấy hái, cuộc sống thương khó, lam lũ, quen chịu thiệt thòi, áp bức bất công.

Dù chỉ xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng họ vẫn là những công dân quan tam đến vận mênh Tổ quốc, đau đớn, ón ghét, căm hận những kẻ xâm lược đang giày xéo quê hương, đất nước mình. Nghe tin giặc đánh chiếm Nam Kì “ tiếng phong hậc phập phồng trong mươi tháng”, họ mòn mỏi trong chờ hệu ệnh của quan chức triều đình như trời hạn trông mưa, căm ghét kẻ mang mùi tinh chiến vây cá như nhà nông ghét cỏ. Nỗi oán hận nung nấu đau đớn đến mức cứ nhìn thấy bòng bong che trắng lớp; ống khói chạy đen sì là muốn ăn tới gan cắn cổ kẻ thù.

Đặc biệt vẻ đẹp của người nghĩa sĩ đánh Tây thể hiện rõ nhất trong  đoạn văn miêu tả tinh thân hân haí và tư thế dung mãnh khi họ xung trận. Họ chỉ manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, hỏa mai đánh bằng rom con cúi,.. trang phục thiếu thốn , vũ khí thô sơ mà chống trọi với quân đội thiện chiến, vũ khí hiện đại. Vậy nên sức mạnh duy nhất của họ là tinh thần chiến đấu hang hái, cam đảm, coi giặc như không, liều mình như chẳng có.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chủ yếu sử dụng những từ ngữ ( vấy cá, trắng lốp, đen sì, ăn gan, cắn cổ ) và những hình ảnh so sánh (trời hạn trông mưa, nhà nông ghét cỏ)

Tư thế xung trận của họ cực kì dung mãnh khi được miêu tả bằng hang loạt động từ mạnh: đạp ráo, lướt tới, xô cửa, xông vào, đâm ngang, chém ngược, hè trước, ó sau,..

 Xây đựng hình tượng người nghĩa sĩ đánh Tây với tinh thần chiến đấu ngoan cường, tư thế xung trận dũng mãnh và chiến công hiển hách.

3. Tiếng khóc bi tráng của tác giả

Tâm trạng xót thương, đau đớn vô hạn trước sự hi sinh cao cả của người nghĩa sĩ đánh Tây

“ Cỏ cây mấy dặm sầu giăng; Đau đớn mấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, con bóng xế vật vờ trước ngõ;  Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo,thương vì hai chữ thiên dân; Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm, cám bởi một câu vương thổ”

Thái độ cảm phục, đồng với quan niệm sống và chết của nghĩa quân

“Sống làm chi theo quân tả đạo, quẳng vùa hương, xô bàn độc nghĩ lại thêm buồn; Sống làm chi ở lính mả tà, chia rượu ngọt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ; Thà thác mà đặng câu dịch khái, về sau tổ phụ cũng vinh;
Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”

Khẳng định sự bất tử của người nghĩa sĩ trong lòng nhân dân

“Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ.” Bất cứ ai cũng có thể khóc cùng tác giả để khóc than cho linh hồn nghĩa sĩ nhưng ngay trong nỗi đau, tâm hồn người đọc vẫn trỗi dậy một niềm tự hào, tin tưởng, cảm phục sâu sắc trước tầm vóc lớn lao và tinh thần bất diệt của những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang

 → Bi thương nhưng không lụy, dù là xuất thân hay hoàn cảnh chiến đấu khóc liệt như thế nào vẫn hiên ngang, kiên cường, anh dũng chiến đấu, là tượng đài bất tử về “ hình tượng người anh hùng” sống mãi với thời gian.

4. Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế

Bài văn tế sở dĩ có được sức gợi cảm mạnh mẽ bởi nó biểu hiện những cảm xúc chân thành, sâu nặng và mãnh liệt của Nguyễn Đình Chiểu qua những lời bình, suy ngẫm về mục đích chiến đấu cao cả, tinh thần khẳng khái, vì nghĩa diệt thân của người nông dân- nghĩa sĩ. Sử dụng rất nhiều từ Hán Việt ( Sa trường, âm phủ, hạnh, quy) điển cố “da ngựa bọc thây

Câu chữ, hình ảnh mộc mạc, dung dị, giàu sắc thái địa phương, ở cách bày tỏa tình cảm bộc trực, thẳng thắn đúng với cái chất của người Nam Bộ. Những hình ảnh câu chữ được chắt lọc từ máu thịt, thấm giọt nước mắt thương tiếc, cảm phục chân thành của một nhà trí thức yêu nước đối với những người nông dân- nghĩa sĩ đã sống hào hùng, chết hiên ngang trong thời kì khổ nhục vĩ đại của dân tộc.

Exit mobile version