Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Bệnh Gút là gì? Nguyên nhân và Cách chữa trị bênh Gút

Bệnh gút hay còn gọi là bệnh gout, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp. Đặc trưng của bệnh gút những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay). Cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường rất hiếm.

Mục Lục

Nguyên nhân mắc bệnh gút

Nguyên nhân là do tích tụ nhiều axit uric trong máu. Các axit này sẽ lắng động trong khớp gây ra bệnh. Người mắc bệnh gút thường xuyên bị đau đớn và sưng đỏ các khớp khi đợt v`iêm cấp bùng phát. Gút là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.

 Bệnh gút thường xảy ra đột ngột vào ban đêm gây cảm giác khó chịu và bức bối cho người bệnh. Các triệu chứng của bệnh gút mà người bệnh thường gặp đó là:

+ Khớp đau đột ngột, dữ dội và sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm;

+ Cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng ở khớp khi đụng vào;

+ Khớp chuyển sang màu sưng đỏ;

+ Cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên.

Các giai đoạn phát triển và biện pháp chữa trị theo từng giai đoạn

Bệnh gút phát triển theo 4 giai đoạn và mỗi giai đoạn đều có các triệu chứng khác nhau.

Giai đoạn 1: Nồng độ axit uric máu tăng cao nhưng không xuất hiện triệu chứng

Khi ở giai đoạn đầu tiên của bệnh gút thì nồng độ axit uric trong cơ thể người bệnh là trên 6.0 mg/dL hoặc 420 µmol/l và đặc biệt chưa có triệu chứng rõ rệt. Vì vậy, mọi người cần phải đi khám sức khỏe định kỳ thì mới có thể dễ dàng phát hiện ra bệnh ở giai đoạn 1.

+ Biện pháp

Người bị bệnh Gút không nên dùng thuốc ngay mà nên theo dõi kiểm soát axit uric định kì và có chế độ ăn kiêng hay thay đổi phong cách sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ bị Gút tấn công.

Giai đoạn 2: Gút cấp tấn công

Đến giai đoạn này thì nồng độ axit uric ở người bệnh luôn ở mức cao

+ Triệu chứng

Đau cấp tính, các tinh thể urate đã lắng đọng tại khớp kích hoạt và gây ra cơn đau dữ dội và sưng  tại khớp, khi sờ vào chỗ sưng cảm thấy nóng và đỏ lên . Cơn đau sẽ giảm đi, thậm chí không cần điều trị trong vòng 3-10 ngày.

Sau cơn đau đầu tiên, cơn đau cấp tính có thể không xảy ra trong vòng nhiều tháng hoặc nhiều năm, có những trường hơp 10 năm sau mới bị cơn đau gút lần thứ 2. Nhưng kể từ lần thứ 2 thì các cơn đau sẽ thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

+ Biện pháp

Khi bị cơn đau Gút cấp, cần đi khám bác sỹ và nhận tư vấn. Có thể dùng thuốc giảm đau để kiềm chế cơn đau nhưng điều này không giải quyết được nguyên nhân tận gốc gây ra đau gút cấp là các tinh thể muối urate.

Giai đoạn 3: Giai đoạn chuyển giao

Giai đoạn 3 là ở giai đoạn khó chữa trị và cũng là giai đoạn nguy hiểm nồng độ axit uric cao hoặc rất cao so với ngưỡng cho phép, tích tụ dần trong khớp ở dạng muối urate.

+ Triệu chứng

Tính từ thời điểm cơn đau Gút cấp đầu tiên đến giai đoạn này thường mất 5 – 10 năm tùy theo cơ địa và chế độ sinh hoạt của từng bệnh nhân.

Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ không thấy các cơn đau thường xuyên diễn ra, các khớp của bệnh nhân hoạt động bình thường, các triệu chứng không xuất hiện.

Nhưng các tinh thể urate vẫn đang hình thành và lắng đọng ngày càng nhiều tại các khớp khiến bệnh Gút ngày càng nặng hơn.

+ Biện pháp

Luôn duy trì nồng độ axit uric ở mức 6mg/dL để kiểm soát các cơn đau.

Giai đoạn 4: Mãn tính

Đây chính là giai đoạn cuối khi mà người bệnh thường xuyên phải chịu những cơn đau do bệnh gút đem lại, nồng độ axit uric rất cao so với ngưỡng cho phép.

+ Triệu chứng

Là giai đoạn cuối của bệnh Gút (còn gọi là viêm khớp mãn tính)., xuất hiện những cục tophi dưới da và thường không cố định. Lớp da trên đó có thể mỏng và đỏ, cục tophi sát da có thể có màu kem hoặc vàng.

Ban đầu, các cục tophi thường thấy ở hay gần khuỷu tay, trên ngón tay, ngón chân, hay trên vành ngoài của tai.

Nếu tình trạng cứ tiến triển mà không điều trị, cục tophi có thể xuất hiện ở lớp sụn của tai hay các mô quanh khớp (túi dịch, dây chằng và gân), gây đau đớn, sưng, đỏ, nóng (viêm). Có thể tàn tật, cũng như sụn và xương bị hủy hoại.

+ Biện pháp

Cần phải thay đổi lối sống, nên giảm béo với những người thừa cân, tránh ăn quá nhiều đạm động vật, nên hạn chế hoặc tránh uống rượu, uống nhiều nước và chất lỏng mỗi ngày.

Như vậy, ở trên mình đã chia sẻ với các bạn các kiến thức mà mình có về căn bệnh gút và cách để phòng tránh bệnh gút. Tuy nhiên, đôi hi những dấu hiệu bệnh không rõ, vì vậy bạn cần phải có ý thức kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện ra những khác thường của cơ thể để có thể phòng tránh và chữa trị kịp thời. Mình hy vọng những kiến thức mình chia sẻ sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ căn bệnh gút cũng như là dấu hiệu và cách phòng tránh, chữa trị. Chúc các bạn có một sức khỏe dồi dào!

Exit mobile version