Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Bệnh Thủy Đậu – Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị không để lại SẸO

Bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ) bệnh do virus Varicella zoster gây ra. Bệnh chủ yếu ở trẻ em. Bệnh rất dễ truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thủy đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm (ví dụ, khi một người bị nhiễm trái rạ hắt hơi nhảy mũi hoặc ho). Ngay cả khi đi Wc nước tiểu bám vào thành cầu người không bị nhiễm bệnh khi ngồi lên thành cầu cũng bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.

Mục Lục

Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Bên cạnh mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói, cảm giác ngứa ngáy nơi các mụn nước. Bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh. Sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi là điều thông thường.

Người bị nhiễm bệnh có thể bị chỉ nổi từ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500 mụn trên thân thể hoặc nhiều hơn rất nhiều.

Cách Trị bệnh Thủy Đậu an toàn, không để lại sẹo

Cách chữ trị bệnh thủy đậu theo các phương pháp dân gian an toàn mà không để lại sẹo ngay bên dưới đây.

  1. Đảm bảo giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ

Có ý kiến cho rằng khi bị thủy đậu nên kiêng nước. Thực chất việc kiêng nước giúp bệnh nhân không bị cảm lạnh, giữ ổn định trạng thái sức khỏe để ngăn không cho các loại virus xâm nhập. Việc giữ gìn thân thể sạch sẽ giúp giữ làn da thông thoáng, ngăn nguy cơ nhiễm trùng các nốt thủy đậu và tăng cường khả năng làm lành.

Thường xuyên lau sạch thân thể bằng khăn mềm, thấm nước nóng ngày 2 lần để giữ cơ thể luôn được sạch sẽ, đảm bảo.

  1. Tránh gây tổn thương các nốt thủy đậu

Tuyệt đối không nên tự nặn, chạm vào các nốt mụn nước thủy đậu mà chỉ để chúng tự vỡ và khô lại. Phần dịch nước này khi giây ra các phần da bình thường có thể khiến mọc các nốt mụn nước nhiều hơn.

Trong quá trình điều trị nên cắt ngắn móng tay, rửa tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm vi khuẩn lên các vết thương.

  1. Sử dụng thuốc đặc trị

Có thể kết hợp sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da phù hợp để trị ngứa, hạn chế mưng mủ và thúc đẩy các nốt thủy đậu làm lành nhanh hơn.

Với các biểu hiện ngứa da, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine… Kết hợp bôi ngoài da các loại thuốc bôi như hồ nước, methylen xanh để ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng, mưng mủ các nốt mụn nước.

Một số trường hợp nghiêm trọng sẽ được khuyến cáo sử dụng thêm các loại thuốc hỗ trợ khác virus để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, biến chứng nội tạng, tác động suy giảm miễn dịch…

Đối với trẻ nhỏ, tuyệt đối không được sử dụng aspirin để hạ sốt, bởi nguy cơ gây ra tác dụng phụ, phát triển thành Hội chứng Reye vô cùng nguy hiểm.

Tuy vậy tất cả các loại thuốc chọn để hỗ trợ điều trị cần có sự khuyến nghị của bác sĩ và sử dụng đúng cách, đúng thời điểm để tránh gây ra các tác dụng phụ.

  1. Chế độ ăn dinh dưỡng

Trong giai đoạn bị bệnh thủy đậu, bệnh nhân cần hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và hạn chế một số loại thực phẩm. Đảm bảo nguyên tắc cung cấp đủ dưỡng chất, cung cấp đủ 4 loại nhóm chất: protein, đạm, chất xơ, chất béo.

Nên tránh các loại thực phẩm và cách chế biến sau:

– Kiêng ăn hải sản và các loại thịt như thịt bò, thịt gà…

– Hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.

– Kiêng uống sữa và sử dụng các chế phẩm từ sữa.

– Không uống cà phê, rượu bia trong quá trình hồi phục.

  1. Kiêng cữ trong sinh hoạt

Từ xưa, ông bà ta đã truyền nhau cách kiêng gió nước khi bị thủy đậu, đậu mùa… Điều này khá đúng và ta có thể áp dụng cho đến ngày nay. Tuy vậy việc kiêng cữ nên đúng cách và có khoa học. Kiêng nước gió ở đây là giúp cơ thể giảm bớt nguy cơ bị các loại virus lạ trong môi trường sống xâm nhập, nguy cơ gây ra biến chứng cao. Ta nên áp dụng bằng cách không tắm nước lạnh, tiếp xúc với nước thường xuyên mà chỉ nên làm sạch cơ thể bằng cách lau người với khăn ấm, hạn chế đi ra ngoài khi có mưa, trời có gió to, khi đi nên giữ ấm cơ thể.

  1. Cách ly bệnh nhân thủy đậu

Bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu nên hạn chế tiếp xúc nhiều với người chưa bị bệnh trong gia đình, nghỉ ngơi trong không gian riêng biệt. Ngoài ra khi mắc bệnh cũng nên hạn chế đến những nơi công cộng, tiếp xúc với nhiều người để tránh lây nhiễm cho nhiều người, có nguy cơ lây lan thành dịch cao.

Tất cả những chia sẻ trên của mình giúp cho các bạn bị thủy đậu có thể nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh và biện pháp tránh lây lan bệnh thủy đậu đến mọi người xung quanh. Tuy nhiên các cụ có câu “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” vậy nên các bạn khi chưa mắc bệnh cần phải có những biện pháp phòng tránh không chỉ riêng thủy đậu mà tất cả các bệnh lây lan khác đó là tiêm phòng vacxin đầy đủ và đúng độ tuổi.

Exit mobile version