Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà Đơn Giản Dễ Thực Hiện

Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách đo huyết áp đơn giản tại nhà, bằng máy đo điện tử và máy đo bằng tay dễ thực hiện.

Mục Lục

I. CÁCH ĐO HUYẾT ÁP

1. Máy đo huyết áp

Để đo huyết áp người ta dùng huyết áp kế. Có nhiều ’ loại huyết áp kế; Huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ, huyết áp kế điện tử đo tự động. Huyết áp kế thủy ngân cho kết quả chính xác nhất; áp lực máu trong động mạch được tính bằng milimet trên cột thủy ngân. Huyết áp kế đồng hồ gọn nhẹ, tiện mang theo người. Máy đo huyết áp cổ tay Huyết áp kế điện tử số khi sử dụng phải tuân theo sự chỉ dẫn, nếu không rất dễ sai số. Trong những trường hỢp đặc biệt, người ta đo huyết áp trong lòng động mạch bằng một dụng cụ chuyên khoa. Người ta dùng huyết áp kế để đo huyết áp.

Huyết áp kế: Đo huyết áp chính xác phải dùng huyết áp kế thủy ngân và áp lực trong động mạch được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân đã được khắc chia độ tính theo milimet (mmHg). Loại máy này có nhược điểm là cồng kềnh, mang theo không thuận tiện nên có xu hướng chung là hay dùng các loại huyết áp kế kiểu lò xo, có đồng hồ, tuy nhiên độ chính xác kém hơn. Băng quấn phải có chiều rộng 12,5cm, đủ dài để quấn quanh cánh tay. Trong băng quấn có một túi cao su, túi này có một dây nối với một bộ phận bơm hơi và một dây nối với cột thuỷ ngân hay đồng hồ đo áp lực.

Hiện nay, trên thị trường lại có loại huyết áp kế điện tử hiện số, loại huyết áp kế này không đòi hỏi phải dùng ống nghe và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong từng gia đình nhờ vào tính tiện dụng của thiết bị. Tuy nhiên, để đảm bảo có kết quả đo chính xác cần lưu ý tuân theo đúng tư thế đo đối với từng loại máy và theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất, phải đảm bảo sao cho vị trí quấn vòng bít phải đặt ngang mức với tim. Với loại máy này, có bộ nhớ lưu kết quả đo và ngày giờ đo, rất tiện cho việc theo dõi huyết áp và nhịp tim của người được đo. Với huyết áp kế điện tử, việc dùng pin không đảm bảo chất lượng, để pin chảy sẽ dễ gây ra hỏng máy. Do vậy, khi không sử dụng máy trong thời gian lâu, nên tháo pin ra hoặc có thể chọn loại có thể dùng điện với bộ đổi điện (adapter) như của hãng OMRON.

Một số trung tâm nghiên cứu có loại huyết áp kế tự động đo huyết áp liên lục trong 24 giờ, cứ 15 hoặc 30 phút một lần, với loại máy này ta có được đường biểu
diễn của huyết áp liên tục trong cả ngày, biết được những lúc huyết áp tăng, giảm.

Ưu khuyết điểm của máy đo bằng tay:

Máy đo bằng tay thường dành cho bác sĩ, một bộ thiết bị bao gồm một bóng cao su để bơm hơi, một đồng hồ kim đo với các đơn vị mmHg, một băng quấn quanh bắp tay có một ống dây cao su nối với bóng cao su, một ống khác nối với đồng hồ. Đi kèm với các thiết bị trên là một ống nghe. Máy đo bằng tay thường bền hơn máy đo điện tử (tự động), giá cả cũng thường rẻ hơn. Tuy nhiên để sử dụng nó, bạn phải được học cách xác định chỉ số huyết áp khi nghe bằng ống nghe. Đối với những người lãng tai thì không thể tự sử dụng máy đo huyết áp loại này.

Ưu khuyết điểm của máy đo điện tử:

Do nó tự động hoàn toàn nên thường được sử dụng hơn. Bạn chỉ cần quấn bản đai quanh bắp tay và nhấn nút (hoặc bóp bóng cao su đến quá số 200) và máy tự động làm tất cả mọi việc. Kết quả các chỉ số huyết áp và cả nhịp tim hiện ra trên màn hình điện tử, bạn không cần thiết phải tập trung nghe huyết áp như máy đo bằng tay. Tuy nhiên, giá cả có vẻ mắc hơn so với máy đo huyết áp bằng tay và độ bền cũng kém hơn đôi chút. Máy đo huyết áp tự động mất tính chính xác ở các bệnh nhân có nhịp tim không đều. Ngoài ra, máy tự động hoạt động nhờ pin – do đó bạn cần phải thay pin khi cần. Khi chọn mua máy tự động, phải để ý xem nó được sử dụng ở cả hai tay hay không. Một số loại máy chỉ thiết kế cho tay trái mà thôi. Bạn có thể sử dụng máy đo huyết áp ở cổ tay hay ở ngón tay. Loại này rất chính xác, tuy nhiên giá thành rất cao.

2. Cách đo huyết áp

Cách xác định huyết áp bằng máy đo bằng tay:

Đặt ống nghe vào tai với hai càng ống nghe hướng ra trước. Đặt màng loa ống nghe vào dưới dải băng ngay khuỷu tay rồi khóa van xả hơi ở gần bóng cao su. Bóp bóng cao su để làm phồng dải băng và quan sát đồng hồ. Ngừng bơm thêm khi kim ở số 200 (hay cao hơn 30-40 mmHg chỉ số đo bình thường của huyết áp tâm thu) rồi từ từ xả hơi qua van đã đóng khi nãy (kim tụt xuống 2-3 mmHg mỗi giây). Từ khi bắt đầu xả hơi qua van, tập trung lắng nghe nhịp đập trong khi mắt quan sát đồng hồ huyết áp. Nhịp đập đầu tiên xuất hiện tương ứng với chỉ số ở kim đồng hồ là huyết áp tâm thu.

Tiếp tục xả và lắng nghe cho đến khi không còn nghe được nhịp đập nào cả. Nhịp cuối cùng tương ứng với chỉ số ở kim đồng hồ là huyết áp tâm trương. Cách viết trên giấy: Viết chỉ số huyết áp tâm thu trước, rồi huyết áp tâm trương sau, cách nhau bằng dấu 7 ”. Ví dụ; 130/85! Nếu bạn muốn đo lại, hãy chờ khoảng 2-3 phút sau khi xả hết khí trong dải băng quấn. Cách đo huyết áp bằng máy đo tự động: Quấn dải băng quanh bắp tay rồi nhấn nút bật công tắc máy đo (hoặc nhấn nút “Start”)- Máy tự động bơm khí vào dải băng quấn đến một chỉ số nhất định nào đó rồi tự động xả khí từ từ. Sau đó, kết quả huyết áp được hiển thị trên màn hình của máy đo. Ta nhấn nút xả khí để máy tự động thoát hết khí ra ngoài và tháo băng quấn ra.

Trong trường hợp muốn đo lại, hãy chờ khoảng 2-3 phút sau khi xả hết khí trong dải băng quấn. Với người được đo uyết áp: Trước khi đó, người được đo cần được ngồi nghỉ thoải mái, ít nhất trong 5 phút, không nên có sự gắng sức nào trước đó 30 phút. Đồng thời, không hút thuốc, không uống cà phê trước khi vào phòng đo. Giải thích để người được đo yên tâm, không lo lắng, băn khoăn. Phòng đo phải được thoáng mát, không nóng quá hoặc lạnh quá. Thông thường, người ta đo huyết áp ở động mạch cách tay, có thể đo ở mọi tư thế nằm, ngồi hoặc đứng; ở nước ta các thầy thuốc đo ở tư thế nằm là phổ biến. Để trần cánh tay dùng đo huyết áp, chú ý đặt ngang vị trí của quả tim, chỗ để cánh tay phải êm, quấn bao huyết áp kế quanh 2/3 dưới của cánh tay, trên nếp khuỷu 2cm, đầu dưới cột thủy ngân cũng phải đặt ngang mức với tim bệnh nhân và huyết áp kế đặt trên mặt phẳng.

Sờ động mạch cánh tay ở vị trí chỗ gấp khuỷu tay rồi đặt ống nghe lên trên đường đi của động mạch ngay sát bờ dưới bao huyết áp kế, không ấn quá mạnh. Sau đó, bơm hơi cho túi cao su phồng lên, bơm nhanh tới con số cao hơn dự kiến 30 mmHg trên mức áp lực đủ làm mất mạch quay, tai không nghe thấy tiếng đập thì xả hơi từ từ. Huyết áp tâm thu là con số trên cột thủy ngân hoặc của vạch kim trên đồng hồ mà khi nghe thấy tiếng đập động mạch đầu tiên, huyết áp tâm trương là con số hoặc vạch kim khi tiếng đập động mạch đó mất đi. Khi đo xong, xả cho hết hơi trong băng quấn và lại đo thêm 2 lần nữa để kiểm tra. Nên lấy kết quả của lần đo sau vì trạng thái thần kinh của người được đo huyết áp đã ổn định hơn. Đối với những,người được đo huyết áp lần đầu nên đo ở cả 2 cánh tay xem có bị chênh lệch không. Với trẻ em, vì cánh tay nhỏ hơn nhiều, nên dùng loại huyết áp kế với dải băng quấn chế tạo riêng cho các cháu. Khi đo huyết áp nên mặc áo không tay, hoặc vai rộng để có thể xắn tay áo lên được dễ dàng. Nhớ thả lỏng cánh tay và điều hoà hơi thở trước khi được quấn băng bơm đo huyết áp quanh cánh tay.

3. Đọc hiểu các số đo huyết áp

Số đo huyết áp gồm hai con số, chẳng hạn 120/80, đọc là “120 trên 80” (hoặc cũng có người quen gọi là “mười hai – tám”), số đứng trước đo được khi trái tim co bóp, gọi là huyết áp tâm thu. số đứng sau đo được khi trái tim giãn nở, gọi là huyết áp tâm trương. Con số đứng sau (huyết áp tâm trương) cho thấy sức ép lên các động mạch khi trái tim đang nghỉ. Nếu số này cao thì điều này có nghĩa là các mạch máu đang bị tổn hại. Con số đứng trước (huyết áp tâm thu) phản ánh cường độ vận hành của trái tim. Đối với người trên 40 tuổi, nó có thể giúp tiên lượng các chứng bệnh về tim. số đo huyết áp “bình thường” nằm trong khoảng giữa 120/80 và 140/85.

Huyết áp cao sẽ cho số đo huyết áp lớn, do sức ép của máu lên thành mạch máu mạnh. Huyết áp thấp là có sức ép máu thấp hơn “bình thường”. Chứng cao huyết áp được chuẩn đoán bằng cách nhìn vào hai con số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Thường thì nếu huyết áp tâm thu cao thì huyết áp tâm trương cũng cao và ngược lại. Trước kia, người ta thường cho rằng huyết áp tâm trương tăng cao thì đáng ngại (quan trọng) hơn khi huyết áp tâm thu tăng cao, bởi vì nó là dấu hiệu cho thấy các động mạch cỡ vừa và nhỏ đang bắt đầu cứng và hẹp lại.

Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy rằng một người trên 40 tuổi mà có huyết áp tâm thu tăng cao – dấu hiệu cho thấy tim đang phải hoạt động khó nhọc – cũng rất cần được quan tâm. Đặc biệt là nếu có tiên lượng sẽ có thể phát triển các chứng bệnh về tim. Không hề có một số đo huyết áp nào được xác định là chuẩn để đánh giá là cao huyết áp cần phải điều trị. Ta chỉ có thể khoanh vùng cao huyết áp là ở mức 160/90 và việc điều trị còn phụ thuộc vào các chứng bệnh khác có thể mắc phải.

4. Tự theo dõi huyết áp tại nhà

Có khi bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh tự trang bị lấy một thiết bị đo huyết áp tại nhà để theo dõi xem họ đã đáp ứng với dược phẩm điều trị như thế nào, nhất là đối với những trường hợp bệnh mới được chẩn đoán lần đầu. Điều này còn giúp bác sĩ xác định được việc huyết áp tăng có phải là nguyên nhân của một số triệu chứng khác như nhức đầu,… hay không. Việc tự theo dõi huyết áp còn đặc biệt hữu ích trong trường hỢp cần phải đo huyết áp thường xuyên nhiều lần trong ngày hoặc là cần có số đo trong một khoảng thời gian dài.

Chuẩn bị các thiết bị tự đo huyết áp: Ta có thể đo huyết áp tại nhà bằng thiết bị điện tử tự động, không chứa thủy ngân hoặc thiết bị bán tự động. Một số có hình thức giống với chiếc mạch áp kế của bác sĩ ở bệnh viện, để đo huyết áp bằng cách theo dõi cánh tay. Một số khác đo huyết áp bằng cách theo dõi nhịp đập nơi cổ tay (mặc dù vị trí đo này thường được cho là không chính xác) hoặc ngón tay. Không phải tất cả các thiết bị đo huyết áp được bày bán trên thị trường đều đáng tin cậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua.

Sử dụng thiết bị đo huyết áp tại nhà: Nếu đã quyết định cần phải tự theo dõi huyết áp tại nhà thì hãy đọc kỹ phần hướng dẫn sử dụng đính kèm theo sản phẩm và hãy hỏi bác sĩ hay y tá nếu cảm thấy có điều gì chưa rõ ràng. Sau cùng hãy nhớ rằng chỉ một lần đo được con số huyết áp tăng cao thì chưa có gì là quan trọng, mà chỉ đáng ngại khi cứ thường xuyên đo thấy huyết áo cao trong một khoảng thời gian nào đó. Để có được bức tranh chính xác lâu dài về huyết áp của mình, hãy nhớ đo đều đặn hàng ngày vào cùng môt thời điểm và trong cùng những điều kiện như nhau.

Nên chọn lúc cơ thể hoàn toàn thư giãn, và nhớ nghỉ năm phút trước khi bắt đầu đo. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy thực hiện theo các hướng dẫn sau; Chọn một giờ cố định để đo huyết áp (như sáng hoặc chiều). Nếu vừa uống cà phê, trà hay vừa hút thuốc xong thì phải chờ trong ít nhất nửa giờ vì chất cafein và nicotin có thể gây cao huyết áp tạm thời. Chọn chỗ ngồi thoải mái, hít thở đều đặn trong vài phút. Khi đọc các số đo, phải để cánh tay hay ngón tay được quấn trong dải băng bơm hay đeo thiết bị đo huyết áp ngang mực với tim. Không hề có mức chuẩn nào để khẳng định tình trạng cao huyết áp. Nó tuỳ thuộc vào tuổi tác, lối sống và sự tồn tại của những chứng bệnh nào đó. Có nhiều người cần phải duy trì đều đặn việc kiểm tra huyết áp của mình.

Điều quan trọng là phải tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ về việc khi nào thì đo huyết áp và nếu đo thì đo như thế nào, để cho đừng trở nên lo lắng quá nhiều và hãy chắc chắn rằng mình biết sử dụng đúng cách một thiết bị tự theo dõi huyết áp.

5. Tự giúp bằng cách đi khám bệnh

Vì chứng cao huyết áp thường không có triệu chứng gì rõ rệt, cho nên cách duy nhất để biết được huyết áp của mình có bình thường hay không là phải định kỳ kiểm tra huyết áp. Tuổi càng lớn, huyết áp càng có khuynh hướng tăng cao. Việc kiểm tra huyết áp thường xuyên phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và quan điểm của bác sĩ điều trị. Phụ nữ có thai, người bệnh tiểu đường… đều là những trường hợp đặc biệt cần quan tâm đến huyết áp. Đối với người có nguy cơ cao huyết phát triển chứng cao huyết áp do tiền sử gia đình, do lối sống hay do những nguyên nhân khác, bác sĩ cũng sẽ đề nghị phải theo dõi huyết áp thường xuyên.

Người bị chứng cao huyết áp do tâm lý sợ bác sĩ nên tự theo dõi huyết áp của mình tại nhà. Lo lắng có thể làm cho huyết áp tăng cao, vì thế điều quan trọng là phải cố thư giãn tối đa trước khi đo huyết áp. Có một số người, vừa trông thấy bác sĩ là huyết áp đã tăng cao. Trường hợp này được gọi là hội chứng cao huyết áp do sỢ bác sĩ đến nay vẫn chưa được hiểu đích xác. Người ta đã ghi nhận thấy có những người cứ trở nên lo lắng thái quá khi đến bác sĩ, chỉ vì sợ phải nghe chẩn đoán là mình mắc phải một chứng bệnh nào đó và tự bản thân nỗi lo lắng này đã làm cho huyết áp của họ tăng cao bất thường.

Điều kỳ lạ là nhiều nghiên cứu đã phát hiện thấy những người mắc phải chứng cao huyết áp do nỗi lo này thường bị tim lớn hơn bình thường và cần phải được điều trị cao huyết áp. Khi không biết huyết áp của mình bạn nên đi khám bác sĩ. Việc chẩn đoán chỉ chính xác sau ba hay bốn lần đo riêng biệt trong một khoảng thời gian nào đó. Việc kiểm tra huyết áp thường xuyên rất cần thiết, vì chứng cao huyết áo thường không có triệu chứng gì cụ thể.

Trên đây, Chiase69.Com đã hướng dẫn các bạn cách đo huyết áp của mình để biết được tình trạng huyết áp của mình để có thể ngăn ngừa những tác hại mà nó mang lại để phòng tránh.

Exit mobile version