Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Cao Huyết Áp Là Gì? Tổng Quan Về Bệnh Tăng Huyết Áp

Bệnh cao huyết áp là bệnh rất phổ biến ở những người già, tuy nhiên theo các chuyên gia nhận định thì bệnh huyết áp cao còn xảy ra ở những người trẻ tuổi.

Mục Lục

I. TÌM HIỂU VỀ CAO HUYẾT ÁP

1. Huyết áp là gì?

Chứng cao máu có tên y khoa là cao huyết áp (Hypertension). Cao huyết áp là từ để chỉ trạng thái tăng áp lực của máu trong động mạch. Huyết áp mà người ta thường gọi là áp lực máu trong động mạch, thường hay được đo ở động mạch cánh tay. Khi cần thiết, thầy thuốc có thể đo huyết áp cả ở động mạch đùi, động mạch khoeo…

Áp lực của máu lên thành động mạch do hai yếu tố quyết định: Sức đẩy của cơ tim và sự co bóp đàn hồi của thành mạch. Bình thường khi tim co bóp tống máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ, nhờ sự co bóp đàn hồi của lớp cơ trong thành động mạch, máu lưu thông chạy theo hệ động mạch tới các tế bào để cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của toàn cơ thể.

Khi tim co bóp, áp lực máu trong động mạch lớn nhất, gọi là huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa. Khi tim nghỉ, các cơ tim giãn ra tạo nên áp lực âm tính trong vách buồng tim để hút máu về. Lúc này áp lực trong động mạch máu xuống thấp nhất, ta đo được huyết áp tâm trương hay huyết áp tối thiểu.

2. Như thế nào gọi là bệnh cao huyết áp?

Ở người khoẻ mạnh, có huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) là 120mmHg và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) là SOmmHg và thường biểu thị bằng chỉ số 120/80mmHg. Nếu huyết áp tối đa là MOmmHg và huyết áp tối thiểu là 90mmHg được coi là cao huyết áp. Nếu huyết áp tối đa nằm trong khoảng 140 – lóOmmHg, và huyết áp tối thiểu nằm trong khoảng 90- 95mmHg, được coi là tăng huyết áp giới hạn. Tuy nhiên, huyết áp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nữa.

Ví dụ vào giới tính, ở nam huyết áp thường cao hơn nữ. Vào lứa tuổi người già thường có huyết áo cao hơn người trẻ thường từ 10-20mmHg. Vào vị trí trong cơ thể; huyết áp tối đa ở chân thường cao hơn ở tay 20mmHg còn huyết áp tối thiểu thì không chênh lệch. Người ta thường chia bệnh cao huyết áp ra làm 2 loại: Loại cao huyết áp thường xuyên có thể lành tính và có thể ác tính; loại tăng huyết áp cơn trên cơ sở huyết áp bình thường, có những cơn cao vọt, những lúc này thường gây tai biến. ở người lớn bình thường khỏe mạnh, huyết áp đo được thường khoảng 120/80mmHg.

Mức huyết áp lý tưởng nên thấp hơn 140/85mmHg và nếu huyết áp cứ thường xuyên cao hơn mức này và thậm chí có lúc lên cao hơn 160/90mmHg, thì cần phải được điều trị thích hợp. Mặc dù vậy ở mỗi quốc gia, dựa vào điều kiện cụ thể, có các quy định riêng về chỉ số huyết áp. ớ Trung Quốc có lúc dựa vào độ tuổi để xác định tình trạng cao huyết áp:

Ở Hoa Kỳ theo quy định của Viện Sức khỏe JNC thì tình trạng huyết áp được quy định thành 4 giai đoạn:

Viện Dinh dưỡng Việt Nam dựa trên cơ sở mức phân loại của Uỷ ban Liên kết Quốc gia về tăng Huyết áp của Hoa Kỳ (1993) phân độ nặng của huyết áp cao thành 4 giai đoạn:

Theo con số điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam thì huyết áp bình thường của người Việt Nam là 120/75mmHg. ở nam giới thường là 122/76mmHg và ở nữ giới 119/75mmHg. Tuy nhiên đối với người bị cao huyết áp, cũng có thể chỉ tăng huyết áp tối đa còn huyết áp tối thiểu vẫn bình thường; cũng có thể chỉ tăng huyết áp tối thiểu còn huyết áp tối đa vẫn bình thường; hoặc có thể tăng cả huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu khi hiệu số của huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu nhỏ, khoảng 15- 20mmHg. Huyết áp tối thiểu >100, lúc này cơ thể rất mệt mỏi và khó chịu.

3. Huyết áp được điều hòa như thế nào?

Huyết áp được điều hòa bởi cả não bộ và thận. Vùng não kiểm soát vòng tuần hoàn của máu nhận được tín hiệu về mức huyết áp từ các dây thần kinh cảm thụ huyết áp trong động mạch. Nó đáp ứng các tín hiệu này bằng cách ra lệnh cho các mạch máu nhỏ hơn, gọi là các tiểu động mạch, giãn ra hay co lại khi cần.

Điều này gây nên sức ép lên các động mạch. Huyết áp còn được điều hòa cục bộ bởi một số hormone có tên là rennin, do thận tiết ra. Sự sản xuất rennin lại gây ra việc phóng thích một chất khác có trong máu là angiotensin, chất này làm co hẹp các tiểu động mạch và làm huyết áp tăng cao. Angiotensin cũng có thể khiến tuyến thượng thận phóng thích ra một loại hormone làm cho thận tích trữ muối nhiều hơn. Muối làm tăng lượng máu đổ đến trong vòng tuần hoàn, khiến cho huyết áp tăng cao.

Cao huyết áp kéo dài sẽ gây nên sức ép nặng nề cho các động mạch. Nếu để lâu không chữa trị khiến cho động mạch bị chai cứng và co hẹp lại. Huyết áp có thể bị tăng cao mà ta không hề hay biết. Người thường xuyên có huyết áp tăng cao cần phải được điều trị thích hợp.

II. PHÂN LOẠI CAO HUYẾT ÁP

1. Phân loại theo Y học hiện đại

Theo y học hiện đại bệnh cao huyết áp được chia làm 2 loại:

Nguyên phát: Loại cao huyết áp không rõ nguyên nhân; có thể do bẩm sinh, thể loại này chiếm tỷ lệ cao tới 85-90% trong tổng số người bị cao huyết áp.

Thứ phát: Loại cao huyết áp có sau một chứng bệnh nào đó. Ví dụ: Viêm cầu thận, viêm bể thận, u thận, lao thận, bệnh nội tiết, phì đại thượng thận bẩm sinh, hẹp động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén, hoặc tinh thần căng thẳng…

2. Phân loại theo Y học cổ truyền

Y học cổ truyền coi bệnh cao huyết áp là bệnh thuộc chứng huyễn vựng, đầu thống, can dương thượng cường. Căn cứ vào chứng trạng bệnh, người ta chia làm một số loại hình như sau;

a. Can nhiệt (can dương thượng cang):

Các triệu chứng thường gặp: Đau đầu, căng đầu, hoa mắt, mắt đỏ, ù tai, môi miệng khô, đắng, chân tay hay bị co rút, tê bì, đầu lưỡi đỏ, rêu trắng hoặc hơi vàng, mất ngủ, lòng bàn tay chân nóng, mạch huyền.

b. Đàm hỏa nội thịnh (đàm thấp):

Thể hiện mắt mờ, đầu căng, đau đầu, ngực sườn đầy tức, mắt đỏ, miệng khô đắng, đờm dính quánh, rêu lưỡi vàng dầy, đầu lưỡi đỏ hay lợm giọng buồn thường gặp ở những người có thể trạng béo, có hàm lượng cholesterol cao (mỡ trong máu cao).

c. Âm hư dương thịnh:

Nguyên nhân do phần âm trong cơ thể bị suy yếu, phần âm không đủ để ức chế hỏa; hỏa vượng lên mà gây ra bệnh.

Biểu hiện: Hoa mắt, chóng mặt, đầu nặng chân bước không thật, tai ù, phiền não dễ cáu gắt, chân tay tê bì, chất lưỡi đỏ, rêu trắng, mỏng, mạch huyền.

d. Can thận âm hư:

Các triệu chứng thường gặp là nhức đầu hoa mắt, ù tai, hay hoảng hốt, dễ sỢ hãi, mắt hay bị đỏ, miệng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu. Lưng đau, gối mỏi, di tinh; khi ngủ hay bị mê; mạch huyền, tế, sác. Thể này thường gặp ở những người già mà động mạch bị xơ cứng.

đ. Thể tàm tỳ hư:

Thường xảy ra ở người cao tuổi, có kèm theo các chứng viêm loét dạ dày tá tràng biểu hiện hoa mắt, đau đầu, da khô, kém ăn, kém ngủ, phân nát. Rêu lưỡi mỏng. Mạch huyền, tế.

e. Thể âm dương lưỡng hư:

Biểu hiện chóng mặt, đau đầu; sắc mặt trắng bệch. Chân tay lạnh, mềm yếu cơ thể, cơ teo nhẽo, tiểu đêm nhiều lần, liệt dương hoạt tinh. Người luôn có cảm giác sợ lạnh, gió lạnh, nước lạnh. Người luôn có tâm trạng phiền muộn, miệng khô, lưỡi bóng hơi hồng. Mạch trầm, tế.

3. Phân loại cao huyết áp theo giai đoạn bệnh

Việc phân loại cao huyết áp theo con số huyết áp đo được có nhiều hạn chế. số đo huyết áp luôn luôn dao động, có khi huyết áp đã hạ xuống ở mức bình thường nhưng bệnh cao huyết áp lại đang ở giai đoạn nặng vì những biến chứng của nó. Việc phân loại bệnh cao huyết áp cũng không đơn giản, nó được tranh luận từ nhiều năm ở các nước Âu, Mỹ nhưng đến nay vẫn còn chưa thống nhất.

Trước đây, cách phân loại của Miasnhicop trong những năm 1940 ở Viện Tim học lâm sàng Moscơva làm quá chi tiết nên việc áp dụng trên lâm sàng nhiều khi rất khó khăn. Năm 1978, trong Báo cáo kỹ thuật số 682 Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố một cách phân loại cao huyết áp theo mứa độ nặng nhẹ của các tổn thương hay biến chứng do cao huyết áp gây ra. Có 3 giai đoạn:

Cao huyết áp giai đoạn 1: Không có một dấu hiệu tổn thương thực thể nào, chỉ khi đo có huyết áp cao mà thôi.

Cao huyết áp giai đoạn 2: Bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu tổn thương thực thể sau đây: Dày tâm thất trái thấy được trên X-quang, điện tim, siêu âm. Hẹp lan rộng hay khu trú các động mạch võng mạc mắt. Protein niệu và Creatinin huyết tương tăng nhẹ.

Cao huyết áp giai đoạn 3: Bệnh nhân đã có tổn thương ở các cơ quan:

Tim: Có suy thất trái.

– Não: Có xuất huyết não, tiểu não hay thân não, bệnh não do tăng huyết áp (Encéphalopathie Hypertensive).

– Mắt: Có xuất huyết hay xuất tiết võng mạc, có thể có phù gai thị, các dấu hiệu này đặc trưng cho giai đoạn ác tính.

Ngoài ra còn có thể có: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Huyết khối động mạch trong sọ gây nhũn não. Phình tắc động mạch, suy thận.

Cách phân loại giai đoạn tăng huyết áp dựa vào tổn thương do nó gây ra có nhiều ưu điểm:

– Hợp lý về mặt tổn thương.

– Phân loại rành mạch, rõ ràng.

– Dễ áp dụng: Không nhầm lẫn khi phân loại.

Vì vậy được áp dụng rộng rãi trên thế giới và ở nước ta. Những nhược điểm của cách phân loại này là: Không hề tính đến con số huyết áp, mà con số huyết áp là một chỉ dẫn quan trọng cho việc sử dụng thuốc, điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp với từng bệnh nhân. Hơn nữa, đánh giá được chính xác các tổn thương đã nói ở trên đòi hỏi phải có phương tiện máy móc xét nghiệm X-quang, siêu âm, điện tim v.v… mà ở nhiều cơ sở y tế nước ta hiện nay chưa có, nên ở các cơ sở điều trị đó thì khó có thể phân loại tăng huyết áp theo giai đoạn bệnh một cách chính xác được.

III. MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA CAO HUYẾT ÁP

Một số bác sĩ gọi cao huyết áp là “sát thủ giấu mặt” bởi vì nó dần gây tổn thương lên tim, mạch, thận và các cơ quan khác mà không có, hoặc có rất ít triệu chứng báo hiệu. Thực tế là chỉ có phân nửa số người bị cao huyết áo nhận biết về nó rõ ràng và đầy đủ. Chỉ thỉnh thoảng những đợt cao huyết áp bất thường mới làm cho người bệnh bị nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt.

Đối với người bị cao huyết áp, bác sĩ tìm kiếm những dấu hiệu của các cơ quan bị tổn thương – như thăm dò xem trong đáy mắt có các mạch máu bị co xẹp hay bị dày lên không, trong mắt có hiện tượng xuất huyết nhẹ hay không; nghe nhịp tim để dò tìm những biểu hiện bất thường; kiểm tra sự lưu chuyển dòng máu trong các động mạch và khám bụng để tìm các dấu hiệu cho thấy thận bị lớn. Những khu vực nguy hiểm ở người mắc bệnh cao huyết áp:

Mắt: Cao huyết áp không gây tổn hại nghiêm trọng cho tầm nhìn, cho đến khi nó quá cao. Tuy nhiên, những bất thường nơi các mạch máu nhỏ trong võng mạc có thể thấy được rất rõ, ngay cả khi huyết áp mới chỉ lên chút đỉnh. Đó là chỉ báo cho thấy huyết áp đã có lúc tăng cao.

Tim: Cao huyết áp gây ra sức ép rất lớn lên tim. Điều này chỉ là cục bộ vì lượng máu về tim bị giảm và cũng bởi vì nó khiến tim phải làm việc nặng nề hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Thời gian trôi qua, tim sẽ dần bị lớn và yếu đi, các chức năng bị suy giảm.

Thận: Cao huyết áp làm tổn thương các mô và các tiểu động mạch trong thận, khiến nó hoạt động kém hiệu quả.

Mạch máu: Cao huyết áp không được điều trị sẽ làm cho các mạch máu bị hẹp và chai cứng dần, dẫn đến chứng xơ vữa động mạch – là tình trạng dày lên của các mạch máu, vốn có liên quan đến các bệnh tim mạch.

Cao huyết áp kéo dài không được điều trị sẽ gây ra nhiều tổn thương cho các cơ quan khác nhau. Việc điều trị kịp thời làm giảm được các nguy cơ phát triển các chứng bệnh nguy hiểm.

IV. NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH CAO HUYẾT ÁP

1. Nguyên nhân bên trong

Viêm thận: Viêm thận cấp tính hoặc mạn tính đều có nguy cơ dẫn đến cao huyết áp. Thường có những biểu hiện ban đầu là phù; thường bắt đầu từ mặt, mắt (mí mắt trên). Thời kỳ đầu huyết áp tăng cao và dao động lớn, thời kỳ sau dẫn đến huyết áp tối thiểu tăng; có những biểu hiện đau lưng, sợ lạnh, chân tay mỏi, cơ thể mềm nhược. Tiểu ít, nước tiểu thường vàng thẫm; đôi khi đục như nước gạo hoặc có máu. Kém ăn, kém ngủ và mệt mỏi.

Viêm đài thận mạn tính: Biểu hiện thời kỳ đầu, thân nhiệt thường hạ với thời gian kéo dài, đau lưng đi tiểu nhiều lần, không nín tiểu được, khi đi thường đau buốt, đầu thường đau căng, tim đập nhanh. Huyết áp tăng cao, thể trạng suy nhược thiếu máu, phù thũng. Trong nước tiểu có thể có máu mủ và vi khuẩn.

Lao thận: Biểu hiện thân nhiệt thấp, tự ra nhiều mồ hôi. Đi tiểu nhiều lần, lượng nhiều, thường nước tiểu có máu. Có thể biểu hiện các chức năng thận bị giảm kèm theo cao huyết áp.

Nang thận: Biểu hiện đau lưng đôi khi đau bụng có thể đi tiểu ra máu. Khi các nang phát triển huyết áp thường tăng, đồng thời với sự xơ cứng các động mạch. Có u ở tuyến thượng thận: Biểu hiện tim đập nhanh, hồi hộp, đau đầu, buồn nôn, thị lực giảm; ra mồ hôi nhiều, chân tay lạnh và tê bì. Đau vùng ngực và bụng. Kém ngủ, tinh thần căng thẳng, kèm theo huyết áp tăng.

Động mạch bị xơ cứng: Do thành mạch bị biến đổi, dày lên và xơ cứng, tính đàn hồi bị giảm đi, lòng mạch bị nhỏ lại. Trường hợp này thường dẫn đến sự tặng huyết áp tối đa; còn huyết áp tối thiểu bình thường hoặc hơi hạ. Thường gặp ở lứa tuổi trung niên. Triệu chứng lâm sàng thường biểu hiện tim đập nhanh, hồi hộp, động mạch vành bị biến dạng dẫn đến đau thắt ngực, cơ tim bị cứng hoá.

Do hẹp miệng của động mạch chủ thường do bẩm sinh (tim tiên thiên). Đa phần thấy ở nam giới. Tính chất nặng hay nhẹ là do mức độ hẹp của miệng động mạch chủ. Có người khi tuổi trưởng thành mới phát hiện thấy. Cơ thể thường biểu hiện mệt mỏi, đau vùng tim, tim đập nhanh. Huyết áp ở tay cao, huyết áp ở chân lại thấp hơn. Thời gian đầu huyết áp thường biểu hiện cao ở mức độ vừa kèm theo đau đầu, chóng mặt, tiểu nhiều, tiểu đêm phiền toái, chân tay vô lực tê bì, co quắp. Với các xét nghiệm máu thấy hàm lượng kali giảm và natri tăng. Ngoài ra hẹp động mạch chủ cũng là nguyên nhân gây cao huyết áp.

– Cường năng tuyến giáp: Do hormone tuyến giáp phân tiết quá nhiều dẫn đến tim đập nhanh, tinh thần căng thẳng, nhiều mồ hôi; sợ nóng, mắt bị lồi; phù tuyến giáp, thường ăn nhiều mà trọng lượng cơ thể lại giảm, do chuyển hóa cơ bản tăng kèm theo là tăng huyết áp tối đa; huyết áp tối đa; huyết áp tối thiểu thấp.

– Do nhiễm độc khi thai nghén: Phụ nữ mang thai, nhất là ba tháng cuối có thể có cơn cao huyết áp, biểu hiện bằng những cơn co giật, mà người ta gọi là sản giật. Một số thuốc như Corticoid, thuốc phòng ngừa thai, thuốc cam thảo dùng lâu ngày… đều có thể gây cao huyết áp tạm thời. Do tăng hàm lượng Cholesterol trong máu: Vượt quá giới hạn cho phép (5,68mmol/l) sẽ ảnh hưởng đến thành mạch.

2. Nguyên nhân bên ngoài

– Do ăn uống: ăn nhiều các chất cay nóng, kích thích trong thời gian kéo dài như rượu, cà phê, thuốc lá hoặc chế độ ăn uống quá nhiều mỡ động vật, ăn mặn.

– Do căng thẳng thần kinh (do làm việc nghỉ ngơi không điều độ dẫn đến lo nghĩ, sợ hãi).

– Do các yếu tố môi trường như quá nhiều tiếng động mạnh, tiếng ồn ào…

– Uống thuốc tránh thai, thuốc corticoid cũng là nguyên nhân tăng huyết áp. Theo Sở Nghiên cứu Nội khoa Viện Nghiên cứu Trung y Thượng Hải: Nguyên nhân chủ yếu gây nên cao huyết áp là “thất tình” (7 loại tình chí như: vui, buồn, giận…). Từ nguyên nhân “thất tình” dẫn đến một số yếu tố gây bệnh khác mà Y học cổ truyền thường hay đề cập đến là Phong, Hoả, Đờm, Hư. Cụ thể là:

– Lo buồn suy nghĩ, tinh thần căng thẳng đều có thể làm cho khí bị mất. Khí mất lâu sẽ hóa hỏa. Giận dữ (nộ) làm hại Can (Nội kinh: “Nộ thương Can”), Can hỏa vượng lên gây ra nội phong.

– Lo buồn, suy nghĩ làm hại Tỳ (Nội Kinh: “Tư thương Tỳ”), Tỳ hư khí suy không chế ngự được Thận sẽ sinh ra đờm thấp. Đờm thấp có thể sinh ra nhiệt và nhiệt có thê sinh ra nội phong.

– Tỳ hư ảnh hưởng đến việc dinh dưỡng kém sút, làm cho tinh hậu thiên của các tạng suy kém gây ra Hư, nhất là đối với thận âm.

– Thận âm hư làm cho Can huyết hư không nuôi dưỡng được Can, nhẹ thì gây ra chứng Âm hư Can vượng, nặng thì sinh ra Can mộc nội phong. Các yếu tố này tuy bao gồm Phong, Hỏa, Đờm, Hư nhưng chủ yếu là do Nội Phong và Hoả vượng. Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên người ta vẫn thấy rằng chủ yếu là do nguyên nhân bên trong dẫn đến bệnh này. Mặc dù vậy, các nguyên nhân bên ngoài cũng không kém phần quan trọng dẫn đến bệnh cao huyết áp. Do đó để phòng trị bệnh cao huyết áp có hiệu quả cần phải kết hợp, vừa điều trị các nguyên nhân bên trong đồng thời khắc phục những yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến bệnh cao huyết áp.

V. CƠ CHẾ SINH BỆNH CAO HUYẾT ÁP

1. Theo Y học hiện đại

Theo các tác giả của Liên Xô, có 3 cơ quan góp phần vào cơ chế sinh ra bệnh cao huyết áp:

– Rối loạn thần kinh thể dịch: được nêu ra từ năm 1942. Theo đó, trong vỏ bán cầu đại não thường xuyên có kích thích, ở đó phát xung động xuống trung tâm điều hòa vận mạch làm mạch máu co lại và khi mạch máu bị co thắt sẽ làm huyết áp tăng lên. Khi huyết áp tăng lên lại gây rối loạn huyết, gây ra thiếu máu ở một số cơ quan, nhất là não, rồi lại trở lại vòng lẩn quẩn giữa não và mạch máu.

– Tuyến Yên: Tuyển yên kích thích thượng thận sản xuất ra corticoid, muối và nước bị ứ lại, mạch máu bị co lại làm cho huyết áp tăng lên.

– Thận: Chủ yếu là men prostaglandine ờ nhu mô thận có tác dụng kìm hãm renin do ống lượn điều tiết ra. Nếu bị thiếu máu thì men prostaglandin bị ức chế không làm được nhiệm vụ kìm hãm renin, renin tăng trong máu làm cho huyết áp tăng lên.

2. Theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, cơ chế sinh bệnh cao huyết áp chủ yếu dựa vào thuyết “Thượng thực hạ hư”.

– Thượng thực nghĩa là Can hoả bốc lên trên, Can dương cũng bùng lên hợp với phong đờm làm rối loạn ở phần trên (thượng). Can dương bốc lên làm cho khí huyết bị kéo lên theo gây ra đầu váng, mắt hoa, đầu nặng, chân nhẹ, đầu đau, mắt đỏ, mặt đỏ, ngực bứt rứt…

– Hạ Hư nghĩa là Thận Thủy không đủ, không nuôi được Can Mộc. Can âm kém không chế ngự được Can dương làm cho Can dương bốc lên. Mộc sinh Hoả, Can dương vượng tức là hoả vượng, hoả vượng quá sinh phong gây ra rối loạn ở phần trên (thượng).

– Âm hư sinh nội nhiệt, hư hoả cũng bốc lên hợp với nội phong gây ra các chứng chân nhẹ đầu nặng, lưng đau mỏi, đầu đau, tim đập nhanh, ngực bứt rứt…

– Bệnh chủ yếu ở tạng Can nhất là Can hoả, Can dương nhưng tạng Thận và Tâm cũng giữ vai trò quan trọng, vì vậy, trong các triệu chứng của bệnh cao huyết áp có triệu chứng của:

+ Can; đầu đau, mắt hoa…

+ Tâm: tim đập nhanh, bồn chồn không yên…

+ Thận: lưng đau, tai ù…

So sánh với cơ chế sinh bệnh, có thể thấy rõ là Y học hiện đại và Y học cổ truyền đều có 1 quan điểm thống nhất là quan hệ giữa trên và dưới;

– Quan hệ trên dưới của Y học hiện đại là quan hệ giữa vỏ não và nội tạng. Công năng của vỏ não bị rối loạn gây ra trương lực mạch máu tăng, động mạch xơ cứng, thận bị thiếu máu (nội tạng – bên dưới). Nội tạng bên dưới lại tác động ngược lại làm cho công năng của vỏ não bị rối loạn… Và cứ trong vòng lẩn quẩn đó bệnh tiếp tục phát triển làm tổn thương đến các cơ quan: tim, thận, não…

– Quan hệ trên dưới của Y học cổ truyền dựa vào Thượng thực hạ hư. Thượng thực ở đây là Can dương, Can hoả bốc lên trên. Hạ hư ở đây là Thận thủy ở dưới bị suy kém. Can hoả pàng thịnh càng làm hao tổn Thận thủy ở dưới. Thận thủy càng suy kém càng không nuôi dưỡng được Can mộc làm cho Can mộc vượng lên và cứ như vậy bệnh tiếp tục phát triển làm tổn thương đến các tạng Can, Thận, Tâm.

Giữa 2 quan điểm trên có thể nhận thấy:

– Can dương hoả bốc lên. vỏ não bị rối loạn;

– Hoả vượng bốc lên trên. Rối loạn do căng thẳng
gây nên;

– Thận thủy suy. Trương lực mạch máu tăng cao, động mạch nhỏ bị xơ cứng, thận thiếu máu. (Vì Thận thủy thuộc âm, âm là vật thể (hữu hình) tương đương với mạch máu, thận… Còn suy kém ở đây tương đương với việc trương lực cao, xơ cứng của động mạch và thiếu máu của thận. Cơ chế dẫn tới cao huyết áp còn bao gồm; Cung lượng tim và vai trò hệ thần kinh giao cảm. Cung lượng tim là khối lượng máu được tim đẩy vào động mạch đi nuôi cơ thể trong một phút.

Như vậy, cung lượng tim là tích số của khối lượng máu đẩy vào động mạch của một nhát bóp tim nhân với số lần bóp trong một phút (tần số tim). Mặc dù chưa tìm ra được nguyên nhân của bệnh cao huyết áp, người ta đã nghiên cứu rất sâu về các cơ chế gây tăng huyết áp và thấy rõ cung lượng tim ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp. Huyết áp phụ thuộc vào hai yếu tố: Cung lượng tim và sức cản ngoại vi.

Theo định luật Poisenille: p = Q x R
Trong đó:
– P: Huyết áp.
– Q: Cung lượng tim.
– R: Sức cản ngoại vi.

Nghĩa là: Huyết áp tỷ lệ thuận với cung lượng tim và sức cản ngoại vi. Cung lượng tim càng tăng, huyết áp sẽ càng tăng. Sức cản ngoại vi tăng, huyết áp sẽ tăng. Sức cản đó do nhiều yếu tố như lòng mạch, độ nhớt của máu và độ dài của mạch (độ dài của mạch nói chung không thay đổi tuy vậy nếu có các chấn thương sẽ sinh ra tuần hoàn bàng hệ, thì độ dài đó có thể thay đổi và đó cũng là nguyên nhân làm tăng sức cản ngoại vi).

Sức cản đó còn phụ thuộc trực tiếp vào khí hậu nóng lạnh, vào độ sừng hoá của da, bền vững của thành mạch (tính đàn hồi) (khí hậu nóng các mạch ngoại vi giãn nở, lòng mạch rộng ra khí hậu lạnh các mạch ngoại vi co lại, lòng mạch hẹp lại). Cung lượng tim lại có liên quan với nhu cầu chuyển hoá oxy. Có nghĩa là: Khi mức tiêu thụ oxy ở tổ chức càng lớn thì cung lượng tim càng tăng. Vì có như vậy mới đưa máy tới tổ chức để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng theo yêu cầu cơ thể.

Khi nồng độ oxy trong động mạch càng tăng, hiệu số (Ca0 2 – CVO2) càng lớn thì cung lượng tim càng lớn. Khi nồng độ oxy trong tĩnh mạch càng tăng, hiệu số (CaƠ2 – CVO2) càng nhỏ thì cung lượng tim càng lớn. Khối lượng máu đẩy vào động mạch của một lần co bóp phụ thuộc vào sức co bóp của tim và số máu có sẵn trong thất trái. Số máu có sẵn trong thất trái sau một lần thất giãn người ta gọi là thể tích máu cuối thì tâm trương thất trái.

Sức co bóp của tim chịu ảnh hưởng của một bộ phận chuyên biệt mà người ta gọi là cảm thụ Beta Adrenergic hay còn gọi là Beta giao cảm. Khi cảm thụ này bị kích thích sẽ làm tăng sức co bóp của tim. Ngược lại, khi cảm thụ này bị ức chế sẽ làm giảm sức co bóp đó. Chất lượng của sự co bóp tống máu của thất trái được thể hiện ở phân số tống máu. Phân số tống máu là tỷ lệ giữa thể tích tống máu ‘tâm thu và thể tích máu cuối tâm trương.

Thể tích máu cuối tâm trương thất trái phụ thuộc vào lượng máu trở về tim mà lượng máu trở về tim lại phụ thuộc thể tích máu toàn bộ hoạt động của hệ tim mạch và cả sức hút của tim. Thể tích máu toàn bộ cơ thể lại phụ thuộc vào thể tích huyết tương và thể tích các huyết cầu. Thể tích huyết tương lại do lượng protein trong máu và lượng ion Natri quyết định. Hoạt động của hệ tĩnh mạch ngoại biên phụ thuộc vào các cảm thụ Anpha Adrenergic hay còn gọi là Anpha giao cảm. Khi các cảm thụ này bị kích thích gây ra co mạch, khi các cảm thụ này bị ức chế gây ra giãn mạch.

Tần số tim chịu ảnh hưởng của các cảm thụ Beta Adrenergic. Khi cảm thụ này bị kích thích tần số tim tăng lên, khi bị ức chế, tần số tim giảm. Hệ thần kinh phế bị kích thích cũng làm tần số tim giảm. Như vậy, ta thấy cung lượng tim bị ảnh hưởng từ sâu xa bởi các cảm thụ Beta Adrenergic và Anpha Adrenergic, nồng độ protein máu, nồng độ ion Natri máu. Trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp kể trên, ta có thể khai thác những yếu tố có lợi, đồng thời hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi giúp cho việc phòng, trị huyết áp tốt hơn.

Exit mobile version