Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Lễ hội Chol Chnam Thmay của người khmer Nam Bộ – Văn Hóa Miền Tây

Cần Thơ là vùng đất hội tụ của khá nhiều dân tộc như người Kinh, người Hoa, người Khơ-me. Mỗi dân tộc sẽ có ngày lễ cổ truyền riêng và quả là một sự thiếu sót nếu không kể đến lễ hội Chol Chnam Thmay – lễ tết cổ truyền của người Khơ-me.

Điệu múa lâm thol trong lễ hội Chôl Chnăm Thmây

Mục Lục

Giới thiệu về lễ hội Chol Chnam Thmay

Lễ Chol Chnam Thmay còn có tên gọi khác là lễ đón năm mới hay lễ chịu tuổi. Vào những ngày này mọi người tụ họp tất bật chuẩn bị mọi việc từ trong ra ngoài.

Thời gian diễn ra lễ hội

Hằng năm cứ vào đầu tháng 3 âm lịch là đồng bào người Khmer Nam Bộ lại tất bật chuẩn bị ngày lễ này. Cũng như người Kinh chúng ta có 3 ngày tết là chính thì người Khmer cũng đón ngày lễ này vào 3 ngày là các ngày 13, 14, 15 âm lịch. Đây là một ngày lễ vô cùng quan trọng đối với những người con của dân tộc này.

Địa điểm tổ chức

Lễ được tổ chức chủ yếu tại chùa. Sau khi chuẩn bị tốt các lễ vật như bánh tét, bánh ngọt, hoa quả, hương đèn,..Mọi người sẽ lên chùa. Lễ được tổ chức trong 3 ngày. Trong đêm giao thừa, mọi gia đình sẽ làm lễ tiễn đưa vị thần Têvôđa. Theo quan điểm người dân đây là vị tiên do Ngọc Hoàng phái xuống để trong coi gia đình trong 1 năm.

Các hoạt động tại lễ hội Chol Chnam Thmay

– Ngày thứ nhất được gọi là “Chol Sangkran Thmay“. Vào ngày này mọi người phải xếp hàng đi vòng quanh chính điện 3 vòng làm lễ mừng năm mới. Sau lễ rước Sangkran, mọi người vào lễ phật tụng kinh. Đêm xuống, trai gái trong phum, sóc tụ tập về sân chùa, tham gia sinh hoạt, vui chơi giải trí, múa dù kê, múa lâm thol, thả đèn gió,..

– Vào ngày thứ 2, mọi người là ngày lễ dâng cơm cho các sư sãi. Theo tục lệ của người dân tộc Khmer, vào ngày lễ tết, sóc, vọng,.. các tín đồ đi chùa lạy Phật sẽ góp phần sức của mình nuôi các nhà sư bằng cách mang cơm và thức ăn mời các nhà sư. Đáp lại việc này các nhà sư sẽ làm lễ tạ ơn cho những người làm ra hạt gạo. Sau khi ăn các nhà sư sẽ làm lễ chúc phúc cho thí chủ. Buổi chiều người ta làm Lễ đắp núi cát. Mọi người tìm một mớ cát sạch đem đến chùa đổ thành đống quanh đền thờ Phật, bên ngoài hành lang trước sân chùa. Tiếp theo là phần lễ quy y cho núi,..

– Ngày thứ 3 là ngày lễ tắm sư. Lễ này diễn ra sau khi các tín đồ dâng cơm sáng và cơm trưa cho các sư sãi. Mọi người dùng nước tinh khiết ướp hương hoa cùng nhang đèn cúng phật. Sau đó dùng những nhành hoa vẫy nước lên tượng Phật. Sau đó các nhà sư sẽ đến ngôi tháp đựng hài cốt, nghĩa trang, vong linh của người đã khuất. Và cuối cùng là việc tắm tượng Phật tại gia. Việc cuối cùng của mọi người trong 3 ngày lễ này là con cháu mời ông bà, cha mẹ đến để tạ lễ, xin tha thứ những lỗi lầm, thiếu sót trong năm cũ. Sau ba ngày lễ mọi sinh hoạt trở lại bình thường và mọi người sẵn sàng bước vào vụ mùa mới.

Lời kết

Các thông tin trên chắc hẳn mọi người chắc rất muốn được tham dự lễ Chol Chnam Thmay một lần. Ngoài lễ này ra hàng năm dân tộc Khơ-me còn đón rất nhiều ngày lễ khác, rất có giá trị. Thể hiện nét đẹp văn hóa độc đáo, đậm đà tín ngưỡng dân tộc.

Exit mobile version