Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Lễ hội chùa ông ở Cần Thơ thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài

Mục Lục

LỄ HỘI CHÙA ÔNG

Cần Thơ còn được xem là tỉnh có khá nhiều chùa. Cũng chính vì thế mà tín đồ theo đạo phật nơi đây cũng khá đông. Và không thể không thể không nhắc đến lễ hội mang âm sắc đạo phật ở Cần Thơ. Đó không ngoài lễ hội nào khác chính là lễ hội Chùa Ông.

Lễ hội chùa Ông tại Cần Thơ

Giới thiệu về chùa Ông

Được biết ngôi chùa này còn có tên là Quảng Triệu Hội Quán tọa lạc tại số 32 đường Hai Bà Trưng, thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, gần Bến Ninh Kiều. Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là ngôi chùa này khi xưa do người Việt gốc Hoa tại Cần Thơ xây dựng.

Chùa Ông là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc Gia được Bộ Văn Hóa xếp hạng vào năm 1993. Quan Công là vị thần được thờ chính trong chùa. Ông là biểu tượng của nhân lễ nghĩa trí tín, cho danh dự, sự dũng cảm trung thành của người Hoa. Ngoài ra ở đây còn  thờ các vị thần khác như: Thiên Hậu Thánh Mẫu (vị thần hỗ trợ cho những di dân Trung Hoa trên biển cả), Phật Bà Quan Thế Âm (vị nữ thần cứu khổ cứu nạn), Ông Bản (vị thần cai quản đất đai, ban phát của cải, mang lại sự phồn vinh, hạnh phúc cho người dân).

Các ngày lễ hội chùa Ông

Hằng năm không tính những ngày lễ, ngày rằm, ngày tết, lượt khách viếng thăm chùa rất đông. Nói về lễ hội mỗi năm chùa sẽ có nhiều lễ hội nhưng tiêu biểu nhất 3 ngày lễ: lễ hội vía (ngày sinh) của Quan Thánh Đế Quân (Quan Công) được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 ( âm lịch), lễ Vía Thiên Hậu Thánh Mẫu (23/3 âm lịch) và vía trả lễ cuối năm. Ngoài ra còn có các lễ vía khác như vía Ông Bổn, vía Quan Bình, Vía Quan Châu.

Hoạt động tại lễ hội chùa Ông

Lễ vật cúng tế

– Vào những ngày này người ta sắm sửa các lễ vật đến cúng chùa. Tùy theo tính chất và tập tục của các thần mà lễ vật sẽ khác nhau: Quan Công ( cúng chay, hoa quả hương đèn), Bà Thiên Hậu (cúng heo quay sơn đỏ), Ông Bổn, Thần Tài (cúng heo sống).

– Ngày Tết cũng là lễ hội lớn nhất trong năm nơi đây. Tùy theo điều kiện kinh tế mà trong những ngày này, đồng bào Hoa mang đến chùa heo quay, heo sống, gà vịt, bánh trái, gang đèn. Họ trả lễ và sửa sang trang hoàng lại chùa. Đốt cho vị thần những nén hương để cầu may mắn cho một năm mới an lành. Ngoài ra vào ngày tết Ban Quản Trị còn tổ chức sinh hoạt các lễ hội dân gian truyền thống như múa lân, rồng, sư tử, thi đấu võ thuật, biểu diễn sân khấu,..

– Cuối cùng khi nhắc đến lễ hội nơi đây cũng phải kể đến lễ đấu đèn (đấu giá đèn) của người dân nơi đây. Tục đấu đèn không theo định kì, có khi 1 năm 1 lần, có khi 3 năm,.. Cũng có thể tục này được tổ chức nhân một ngày kỉ niệm nào đó..

Đấu giá lồng đèn

– Những chiếc đèn lồng được chính bàn tay người Hoa làm rất đẹp. Mỗi đèn đều có tên riêng: đèn Thiên Hậu Thánh Mẫu, đèn Quan Thánh Đế, đèn Phước Đức Chính Thần,.. Mỗi đèn cao khoảng 60cm, chu vi khoảng 40cm, hình trụ có  6 mặt, mỗi mặt gắm 1 miếng kính, có vẽ hình phong cảnh, núi sông, mai, cúc trúc, sen và kèm theo những câu chúc bằng chữ Hán. Người Hoa quan niệm rằng, đấu được đèn là vinh dự cho mình, cho gia đình, cho cả dòng họ. Người ta tin rằng đem đèn về nhà là rước về sự may mắn, bình an, làm ăn phát đạt,..

– Mục đích của việc đấu giá đèn lồng nhằm tạo sự đoàn kết cho tập thể, tăng thêm không khí vui vẻ. Ngoài ra số tiền sau khi đấu giá sẽ được dùng trong việc từ thiện như: xây trường, xây nghĩa trang, giúp đỡ trẻ em mồ côi,..

Lời kết

Rất vinh dự và tốt đẹp khi bạn đến viếng và tham gia lễ hội tại nơi đây. Những lễ hội nơi đây phần nào cũng thể hiện giá trị tinh thần văn hóa của người Việt gốc Hoa. Họ nhớ và biết ơn về cội nguồn của họ.

Exit mobile version