Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Phân tích bài thơ Ánh Trăng của tác giả Nguyễn Duy

Đề bài: Phân tích bài thơ Ánh Trăng của tác giả Nguyễn Duy. Mời các bạn tham khảo bài viết hay cảm nhận về bài thơ Ánh Trăng cửa nhà thơ Nguyễn Duy ngay sau đây nhé!

Mục Lục

Phân tích bài thơ Ánh Trăng của tác giả Nguyễn Duy

Trong cuộc sống, ai mà không một lần vì vô tình hay cố ý mà quên đi quá khứ, quên đi những kỉ niệm đã gắn bó với họ từ lúc lọt lòng, trong đó có nhà thơ Nguyễn Duy.

“Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ.”

Nguyễn Duy là một người như bao người khác, anh có một tuổi thơ êm đềm. Đó là một cuộc sống ở một vùng quê yên ả, nơi có những cánh đồng lúa và những con sông xanh mát. Lúc chiến tranh, anh xung phong ra tiền tuyến, chiến đấu với kẻ thù. Và rừng chính là nơi anh sống, nơi anh chiến đấu. Ngày qua ngày, ánh trăng dõi bước cùng anh, lúc chiến đấu cũng như khi nghỉ ngơi. Và rồi… ánh trăng trở thành người bạn tri kỉ của anh. Một người bạn không bao giờ bỏ anh và làm anh cảm thấy vui vẻ.

Rồi chiến tranh cũng qua đi, anh trở lại với cuộc sống bình thường. Cuộc sống lúc này cũng khác và hiện đại hơn hồi anh còn nhỏ. Anh sống ở thành phố với đầy đủ những thứ tiện nghi, sang trọng và có điện. Điện có ở khắp nơi, trong nhà, ngoài đường với nhiều kiểu cách khác nhau. Và thế là, vô tình anh bị cuốn vào một cuộc sống sung sướng với những thứ sẵn có, kể cả ánh sáng – thứ mà hồi anh ở rừng hay lúc anh còn nhỏ là thứ mà anh ao ước. Anh vô cảm với ánh trăng như “người dưng qua đường” và quên đi nó tự lúc nào không biết.

Phân tích bài thơ Ánh Trăng của tác giả Nguyễn Duy

Một hôm như mọi ngày, khi phố đã lên đèn và ánh sáng chiếu rọi khắp nơi và mọi người đang vui vẻ tận hưởng cuộc sống. Bỗng căn phòng của anh tối om vì… cúp điện. Vì quán tính, anh vội “bật tung cửa sổ” để tìm một nguồn sáng. Và… bên ngoài khung cửa sổ ấy là một vầng trăng sáng chói trên bầu trời. Anh vội ngước nhìn lên bầu trời, nhìn thấy ánh trăng anh dường như gặp lại một người bạn cũ. Bao kí ức về tuổi thơ cùng với con sông, cánh đồng chợt ùa về. Những kỉ niệm về một thời bom đạn gắn bó với cánh rừng cũng hiện lại trong anh. Tất cả làm anh như nghẹn ngào nức nỡ.

Ánh trăng vẫn cứ ở đấy, vẫn như xưa và vẫn tròn vành vạnh. Nó vẫn như vậy không thay đổi làm cho tác giả giật cả mình. Cái giật mình là cái giật mình thức tỉnh của người vô tình. Ánh trăng vẫn ở đó, vẫn là một người bạn thủy chung lúc khó khăn. Ấy thế mà khi những khó khăn ấy qua đi, anh lại quên đi người bạn ấy. Bao nhiêu cảm giác bổng tràn ngập trong anh. Đó là một chút vấn vương, một chút tự trách và một chút ân hận. Trong một không khí tĩnh lặng, tâm trạng ấy như bao trùm cả không gian.

“Cái giật mình” ấy không riêng gì của tác giả mà của tất cả những người đã và đang quên đi quá khứ của mình. Trên đời này, cái gì cũng có cái tiền và cái hậu. Không có quá khứ thì cũng sẽ chẳng có chúng ta ngày hôm nay. Hãy như tác giả Nguyễn Duy, biết thức tỉnh, một con người có tình cảm chỉ vì những sự vô ý mà quên đi người bạn tri kỉ của mình. Hãy trân trọng quá khứ và nhìn về quá khứ với những sự tự hào nhất nhé!

Lời Kết

Các bạn vừa tham khảo xong bài viết với chủ đề Phân tích cảm xúc của tác giả trong bài thơ Ánh Trăng. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn. Qua đây chúng tôi cũng muốn nhắn gửi đến mọi người một thông điệp là hãy trân trọng quá khứ nhé! Phân tích bài thơ Ánh Trăng của tác giả Nguyễn Duy sẽ cho chúng ta cảm nhận được điều đó. Chúc các bạn thành công nhé!

Exit mobile version