Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Bình luận về lời tâm sự của Helen Killer: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi, đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”

Trình bày suy nghĩ của em về tâm sự của Helen Killer: "Tôi đã khóc khi không có giày để đi, đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.

Đề bài: Hãy trình bày suy nghĩ của em về tâm sự của Helen Killer: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi, đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.”

Mục Lục

Bài làm

Mở Bài

Cuộc sống đã mang đến cho ta mọi thứ nhưng cũng lấy đi từ ta thứ gì đó mà không cho ai tất cả. Và có những người không biết quý trọng những gì mình đang có. Họ không biết thỏa mãn mà luôn đòi hỏi những thứ khác. Họ đâu biết rằng họ còn may mắn hơn rất nhiều người khác. Nhà văn nữ người Mỹ Hellen Killer cũng thế, bà từng nói: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi, đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.”

Trình bày suy nghĩ của em về tâm sự của Helen Killer: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi, đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.

Thân Bài

Cũng như mọi người, bà đã từng không hài lòng với cuộc sống và luôn muốn đòi hỏi thêm. Nhưng bà đã kịp nhận ra là mình còn may mắn hơn rất nhiều người.

“Khóc” là một cảm xúc của con người. Ta thường khóc khi gặp phải những việc đau buồn, uất ức hay những việc khó khăn. “Không có giày để đi” là sự thiếu thốn về vật chất. “Không có chân để đi giày” là sự mất mát về một bộ phận trên cơ thể người. Điều này cho thấy ta khóc chỉ vì chúng ta thiếu thốn vật chất mà cụ thể là không có giày. Nhưng chúng ta đâu biết rằng, ta còn có chân để đi giày khi ta có điều kiện hơn. Trong khi đó người khác lại không có chân để đi giày. Đó là một nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần.

Quan trọng hơn hết câu nói này còn một ý nghĩa khác quan trọng hơn. Từ “khóc” ở đây nói về sự buông xuôi trước số phận mà mình cho là bất hạnh. Trong khi ngoài xã hội kia còn có bao nhiêu người họ phải gặp nhiều bất hạnh hơn mình. Câu nói này muốn chúng ta hiểu được rằng: đừng bao giờ buôn xuôi trước số phận. Ta phải dũng cảm vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống này để ta có thể trưởng thành hơn và vươn lên tầm cao mới, có cái nhìn tươi đẹp hơn về cuộc sống.

Trong cuộc sống này đã có biết bao nhiêu người vượt khó vươn lên, biến điểm yếu thành điểm mạnh. Trong đó điển hình có anh Nguyễn Ngọc Ký. Anh đã không mặc cảm, tự ti về việc mình bị liệt cả hai tay. Anh đã kiên trì tập luyện viết chữ bằng  chính đôi chân của mình. Chính với quyết tâm ấy, ngày hôm nay anh đã trở thành một Nhà giáo Ưu tú của Việt Nam. Hay như nhà văn Trần Trà My, cô đã trải qua ca phẫu thuật thất bại vẫn đến bị bại liệt . Nhưng với ý chí kiên cường, cô đã vượt qua khó khăn trở thành một nhà văn giỏi. Không những vậy, cô còn lập ra quỹ giúp đỡ những người tàn tật có hoàn cảnh như mình.

Kết Bài

Sống trong cuộc sống này, chúng ta phải cảm ơn đời đã cho ta nhiều thứ. Và ta ý thức được mình còn may mắn hơn bao nhiêu người. Hãy giúp đỡ họ để họ có thể vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống. Mỗi chúng ta ai cũng có khó khăn và đôi lần chúng ta gục ngã trước những khó khăn ấy. Những lúc như vậy, chúng ta cần cố gắng vượt qua, không đầu hàng trước số phận cũng như ý nghĩa câu nói của nữ nhà văn người Mỹ Helen Killer: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi, đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.”

Các bạn vừa tham khảo bài làm với đề bài: Hãy trình bày suy nghĩ của em về tâm sự của Helen Killer: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi, đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.”

Exit mobile version