Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Triệu Chứng, Biểu Hiện Và Đối Tượng Của Bệnh Cao/Tăng Huyết Áp

Triệu chứng, biểu hiện và những đối tượng của bệnh cao huyết áp (tăng huyết áp) mà rất nhiều người lầm tưởng chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi. 

Mục Lục

I. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CAO HUYẾT ÁP

1. Theo Y học hiện đại

Tổ chức Y tế Thế giới phân bệnh cao huyết áp làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Người bệnh ở trạng thái dễ bị kích thích, thường hay kêu đầu đau, đau về buổi sáng và sau khi làm việc căng thẳng, đau từng cơn, cơn ngắn vài giờ hoặc cả ngày, có thể có cơn đau vùng tim (30%), có triệu chứng này chứng tỏ có dấu hiệu co thắt của động mạch vành. Người bệnh mệt mỏi, hồi hộp, mặt đỏ hoặc tái do co thắt mạch máu (huyết áp tăng lên có người mặt đỏ có người mặt tái không nhất định). Sờ mạch tay quay thấy đập căng, mỏm tim đập mạnh, có tiếng thổi tâm thu cơ năng, huyết áp dao động, trường hợp này nên làm các nghiệm pháp xem huyết áp có cao không:

1- Nghiệm pháp ngừng thở; gây hiện tượng thiếu oxy, gây co mạch, huyết áp sẽ cao (ngưng chừng một phút sẽ đỡ).

2- Ngâm chân vào nước lạnh 4°c chừng 2 – 3 phút, gặp lạnh mạch máu sẽ co lại, huyết áp sẽ tăng lên (nếu đúng thì huyết áp sẽ cao lên).

Giai đoạn 2: Cao huyết áp thường xuyên có cơn cao kịch phát, đầu đau dữ dội, thở khó, phù phổi cấp do thất trái suy cấp. Huyết áp tối đa có khi lên đến 220/100mmHg, có thể bị xuất huyết não, hôn mê.

– Dấu hiệu rối loạn tuần hoàn não: chóng mặt, tai ù, muốn ói, đầu nhức dữ dội, có khi phát âm không rõ, có khi có hơi thoáng liệt, có khi ngất lịm…

– Đối với võng mạc: thị lực giảm, có dấu hiệu ruồi bay hoặc sương mù, soi đáy mắt thấy mao mạch ngoằn ngoèo, phù nề hoặc xuất huyết.

– Đối với tim: có tiếng thổi tâm thu, nghe được tiếng thứ 2 do động mạch xơ cứng. Có cơn đau thắt ngực, loạn dưỡng cơ tim, nhồi máu cơ tim.

– Đối với thận: bị thiếu máu nhẹ ở thận gây rối loạn chức năng thận, nước tiểu có hồng cầu hình trụ.

Giai đoạn 3: Triêu chứng lâm sàng giống giai đoạn II nhưng nặng hơn. Huyết áp cao cố định, nếụ tụt xuống là nguy vì đã suy tuần hoàn nặng rồi. Người bệnh thấy đầu đau, mất ngủ, trí nhớ giảm, mất khả năng lao động. Cơn đau thắt tim tăng lên nhiều, suy tim độ 3, 4, đe dọa nhồi máu cơ tim, xuất hiện phù nề, gan to, cổ trướng, tổn thương tuần hoàn não, muốn nôn, co giật, bán hôn mê, xuất huyết não, không có đe dọa phù phổi cấp vì tuần hoàn đã giảm nhiều rồi.

– Mắt: Tổn thương mắt nặng, có thể bị mù.

– Thận: Tổn thương và thận viêm rõ, urê huyết cao. ờ giai đoạn này (III) xuất huyết não và lượng đàm trong máu cao, người bệnh thường bị chết do nhồi máu cơ tim.

2. Theo Y học cổ truyền

Sách ‘Nội khoa học’ của Trung y Thượng Hải và Thành Đô đều nêu ra 4 thể loại cao huyết áp như sau:

1- Cao huyết áp thể Can Dương Thượng Can

a. Chứng: Chóng mặt, đầu đau mỗi khi căng thẳng, khi tức giận thì đau tăng, ngủ ít, hay mơ, dễ tức giận, miệng đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.

b. Triệu chứng:

– Chóng mặt, tai ù, đầu đau do Can dương bốc lên.

– Mặt đỏ, dễ tức giận, ngủ ít, hay mơ, miệng đắng, lưỡi đỏ là biểu hiện của dương vượng.

– Mạch huyền là biểu tượng của Can.

c. Nguyên nhân: Giận dữ làm hại Can, Can uất hóa Hoả, Can âm bị tổn thương, hao tổn, làm cho Can dương bùng lên gây ra bệnh.

2- Cao huyết áo thể Đờm Trọc Trung Trở

a. Chứng: Đầu choáng váng và nặng nề, hông bụng buồn đầy, muốn ói, ăn ít, ngủ li bì, lưỡi trắng, mạch Nhu hoạt (Thượng Hải), Huyền hoạt (Thành Đô).

b. Triệu chứng:

– Đầu choáng, nặng nề: do đờm trọc ngăn trở thanh khí không đưa được lên đầu.

– Bụng đầy, muốn ói, ăn ít, ngủ li bì: do đờm trọc ngăn trở trung tiêu gây ra.

– Mạch nhu biểu hiện của thấp, mạch hoạt biểu hiện của đờm.

c. Nguyên nhân: Do ăn nhiều các thức béo, bổ làm cho Tỳ Vị bị tổn thương khiến cho thanh dương không hóa thành tân dịch mà biến thành đờm thấp, khiến cho thanh dương không thăng lên được và trọc âm không giáng xuống được gây ra bệnh.

3- Cao huyết áp thể Thận tinh hất túc

a. Chứng: Chóng mặt, mệt mỏi, hay quên, lưng gối đau yếu, tai ù, mất ngủ, di tinh, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm, tế (Dương hư).

– Nếu thiên về âm hư: lòng bàn tay, chân và ngực nóng và bứt rứt (ngũ tâm phiền nhiệt), lưỡi đỏ, mạch huyền, tế (Thượng Hải) hoặc huyền tế sác (Thành Đô).

b. Triệu chứng:

– Thận tàng tinh, sinh tủy, thận hư yếu gây ra di tinh, thận hư tủy không thông được lên não gây ra chóng mặt, hay quên.

– Lưng đau: dấu hiệu thận hư (Nội Kinh: Lưng là phủ của thận).

– Thận chủ xương, thận hư làm cho xương đau.

– Thận khai khiếu ra tai, thận hư sinh ra tai ù.

– Chân tay lạnh: dấu hiệu thiên về dương hư (dương hư sinh ngoại hàn).

– Mạch trầm, tế: Thận dương hư.

– Lòng bàn tay, chân và ngực nóng, lưỡi đỏ, mạch tế, sác là dấu hiệu thiên về âm hư (âm hư sinh nội nhiệt).

c. Nguyên nhân: Do tiên thiên suy yếu hoặc lao lực khó nhọc làm cho thận tinh khô, thận suy không sinh được tủy, tủy không thông được lên não gây ra bệnh.

4- Cao huyết áp thể Can thận Âm hư (Hiện đại Nội khoa Trung y học)

a. Chứng: Hoa mắt, chóng mặt, tai ù, đau nóng trong đầu, mặt đỏ, ngực tức, bứt rứt hoặc chân tay tê dại, ngũ tâm phiền nhiệt, lưng đau, lưỡi thon đỏ, rêu mỏng, mạch Huyền, Tế, Sác. Thường gặp trong trường hợp thể chất vốn có sẵn âm hư hoặc bị huyết áp cao thời gian dài, dương thịnh làm tổn thương chân âm.

b. Triệu chứng:

– Thận tàng tinh, sinh tủy, thận hư tủy không thông được lên não gây ra chóng mặt, hay quên.

– Lưng đau: dấu hiệu thận hư (Nội Kinh: Lưng là phủ của thận).

– Thận khai khiếu ra tai, thận hư sinh ra tai ù.

– Lòng bàn tay, chân và ngực nóng, lưỡi đỏ, mạch tế, sác là dấu hiệu thiên về âm hư (âm hư sinh nội nhiệt).

5- Cao huyết áp thể Khí huyết đều hư (Thượng Hải), Tàm Tỳ lưỡng hư (Thành Đô)

a. Chứng: Chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt nhạt, hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi, biếng ăn, lưỡi nhạt, mạch tế, nhược.

b. Triệu chứng:

– Chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt nhạt, lưỡi nhạt là do khí huyết hư.

– Hồi hộp, mất ngủ do tâm huyết suy.

– Mệt mỏi, biếng ăn do Tỳ khí suy.

– Mạch tế, nhược biểu hiện khí huyết suy.

c. Nguyên nhân: Do bệnh lâu ngày không khỏi, khí huyết bị tổn hao hoặc sau khi mất máu, bệnh chưa hồi phục hoặc do Tỳ Vị hư yếu, không vận hóa được thức ăn để sinh ra khí huyết dẫn đến khí huyết bị hư. Khí hư thì dương bị suy, huyết hư thì não bị bệnh không nuôi dưỡng được, gây ra bệnh. Triệu chứng chính để chẩn đoán cao huyết áp là đo thấy huyết áp tăng. Biến chứng chính của cao huyết áp là sự xơ vữa các động mạch ngoại vi và các cơ quan, từ đó gây ra nhiều tổn thương khác nhau biểu hiện chủ yếu ở các cơ quan như: mắt, tim, não, thận,….

Tim

Trong cao huyết áp sức cản ngoại vi tăng làm cho tim phải làm việc nhiều để thắng sức cản đó. Do đó lâu ngày tâm thất trái bị dày lên, về lâu dài giãn ra, khả năng co bóp đàn hồi của tim giảm, thất trái giãn ra, dẫn đến suy tim trái. Đặc biệt là sau những cơn tăng huyết áp kịch phát dễ gây suy tim trái cấp tính. Động mạch vành cũng dần dần bị xơ vữa do tăng huyết áp thúc đẩy, gây ra thiếu máu cơ tim cục bộ làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực, mức độ nặng có thể gây nhồi máu cơ tim. Bệnh cao huyết áp được coi là yếu tố đe doạ quan trọng trong bệnh mạch vành. Theo kết quả nghiên cứu của Hội Nghiên cứu tim ở Los Angeles tỷ lệ mắc bệnh mạch vành trên 1.000 người như sau:

– Người huyết áp bình thường: Tỷ lệ bệnh mạch vành 9,2%;

– Người cao huyết áp không có tim to: Tỷ lệ bệnh mạch vành 16,3%;

Người cao huyết áp có tim to; Tỷ lệ bệnh mạch vành 21,7%.

Khám tim trên lâm sàng có những triệu chứng như sau:

– Diện đục của tim to ra.

– Nghe thấy tiếng tim đập mạnh ở đáy.

– Có thể có tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim, tiếng thổi tâm trương do hở động mạch chủ.

– X-quang thấy tim trái to bè ra.

– Điện tim thấy dấu hiệu dày thất trái, có rối loạn tái cực, sóng T dẹt hoặc âm. ST chếch xuống.

– Có thể có cơn đau thắt ngực.

– Siêu âm: Dày giãn thất trái.

– Động mạch: Áp lực tăng thường xuyên của dòng máu khi đi qua động mạch làm thầy đổi cấu trúc của thành động mạch, có tình trạng phì đại các tế bào nội mạc và các tế bào cơ trơn, xâm nhập xơ trong và phát triển collagen trong lớp trung mạc và nội mạc của thành mạch, màng ngăn trong dày lên, gây tăng trương lực cơ đơn thuần, áp lực trong lòng mạch tăng lên. Sau đó xâm nhập xơ trong ở các khoảng liên bào làm cho các tế bào cơ trơn bị bóp nghẹt và có thể bị hoại tử. Giai đoạn này tổn thương phổ biến là xơ các tiểu mạch, làm hẹp lòng các động mạch, làm tăng sức cản ngoại vi, gây tăng huyết áp. Nếu có thêm xơ vữa các động mạch lớn thì hai bệnh này sẽ càng thúc đẩy nhau phát triển.

Trên lâm sàng có các triệu chứng sau:

– Mạch nhanh: Nhiều hay ít do tăng tần số tim.

– Mạch căng: Sờ vào mạch có khi như sờ vào xe điếu.

– Mạch căng do hai lý do, một là do xơ cứng thành động mạch, hai là do áp lực trong lòng mạch tăng.

– Khám đáy mắt: soi đáy mắt thấy được tình trạng động mạch. Theo Keith, Wegener và Barker, có bốn độ:

Thận

Cao huyết áp gây tổn thương thận. Tổn thương này diễn ra từ từ trong một thời gian dài. Thường ở giai đoạn đầu thận bù trừ tốt nên không có triệu chứng gì.
Động mạch thận dần dần bị xơ hoá (Nephro – Angioselerose), lâu ngày sẽ xơ teo dần hai thận.

Trong cao huyết áp do xơ hoá động mạch thận nên cung lượng thận giảm, còn có độ lọc của cầu thận vẫn bù trừ tốt, nhưng lâu dài gây tổn thương (hyalinose) từng giai đoạn ở cầu thận. Vữa xơ động mạch thận có thể xảy ra trên những bệnh nhân không có cao huyết áp, nhưng cao huyết áp đã làm bệnh xuất hiện nhanh hơn, nhiều hơn.

Triệu chứng lâm sàng của thận trong cao huyết áp rất kín đáo, kéo dài mãi cho đến khi có những tổn thương thực thể mới xuất hiện suy thận, nhưng tiến triển vẫn từ từ kéo dài. Hoại tử dạng tơ huyết các tiểu động mạch thận gây tăng huyết áp cấp tính, số đo huyết áp rất cao tiến triển nhanh kèm theo tăng nhanh urê máu, xuất huyết tiết võng mạc, phù gai mắt, thiếu máu cục bộ thận sẽ dẫn đến cao Renin máu và Angiotensin II trong huyết tương.

Trường hợp có tăng huyết áp ác tính gây tổn thương nặng và nhanh chóng ở thận. Quá trình viêm nội mạc tăng sinh hoặc quá trình hoại tử lan rộng làm cho suy thận xảy ra nhanh chóng và rất dễ tử vong. Trong các tử vong do tăng huyết áp thì biến chứng thận chiếm tỷ lệ 5,9% theo Sokolow, 9,9% theo Breslin và 20,2% theo Smit.

Não

Cao huyết áp lâu ngày làm cho động mạch não mất độ đàn hồi, biến dạng, dễ hình thành những túi phông nhỏ, rất dễ vỡ khi có cơn tăng huyết áp kịch phát. Tăng huyết áp cũng thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch não, giảm lưu lượng máu đến nuôi tổ chức não gây ra tình trạng thiếu máu não. Đôi khi tắc mạch não gây ra hiện tượng nhũn não, còn gọi là nhồi máu não. Cao huyết áp là yếu tố nguy hại nhất đối với xơ vữa động mạch não. Cao huyết áp gây ra bệnh não hay còn gọi là bệnh não do cao huyết áp (Hypertensive encephalopathy). Nó có thê xảy ra hai cách ( theo E. Goldberger):

– Cao huyết áp gây co thắt (Vaso spasm) hoặc co hẹp (Vaso contriction) mạch dữ dội, điều này làm giảm lượng máu đến não và gây ra những thay đổi bệnh lý như xuất huyết dạng chấm.

– Khi huyết áp tăng vượt mức độ nhất định, vai trò điều hoà (Antoregulation) của mạch máu não bị pha vỡ làm tăng đột ngột lượng máu đáng kể đến não. Điều này làm áp lực mao mạch tăng lên dẫn đến phù não hoặc những thay đổi bệnh hoặc tương tự như trên. Trên lâm sàng có các biển hiện như sau:

Đau đầu: Đau khu trú vùng trán, chẩm, thái dương, có khi đau nửa đầu, có khi vị trí đau không cố định rõ rệt, thường đau về đêm. Sáng sớm đau tăng khi có tiếng động ồn ào, có những cơn đau rất dữ dội, bệnh nhân ôm chặt đầu, chảy nước mắt, chúng tôi đã gặp rất nhiều bệnh nhân đau dữ dội đến mức húc đầu vào tường.

Chóng mặt, loạng choạng, ù tai hoa mắt, đi lại không chính xác, không tự chủ.
Hay quên, trí nhớ giảm đến mức có thể quên cả tên người thân, khả năng tập trung trí tuệ giảm.

Hay xúc động, có cơn bốc hoả thấy nóng ran ở mặt hay nóng bừng người, dễ khóc.
Rối loạn vận mạch đầu chi, tê các đầu chi, đôi khi mất cảm giác rõ rệt, run đầu chi.
Trường hợp rất nặng do tăng huyết áp quá cao có thể gây đau đầu dữ dội, lẩn thẩn, nôn, co giật, hôn mê.

Xuất huyết não liệt nửa người, liệt nửa mặt (do thần kinh số 7). Có thể liêt mặt và người cùng bên, hoặc khác bên.

Trường hợp này máu tràn vào các buồng não, gây lụt não thất. Bệnh nhân đi vào hôn mê rất nhanh và sớm tử vong.

Vị trí chảy máu có thể là ở não màng não hoặc chỉ ở màng não.

Các nghiên cứu ờ Pramigham cho thấy các đợt tăng huyết áp kịch phát huyết áp tối đa là nguy cơ chính gây tai biến mạch máu não.

Hội nghị quốc tế về tuần hoàn não lần thứ tư ở Toulouse năm 1985 cho rằng bệnh tăng huyết áp gây nguy cơ xuất huyết não tăng gấp nhiều lần ở người không cao huyết áp. Nguy cơ này táng dần theo tuổi, và liên quan nhiều đến huyết áp tối đa.
Tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não do cao huyết áp theo Hood là 45%, trong khi tỷ lệ đó là 26,1% ở người cao huyết áp có tổn thương đáy mắt đoạn I và II chưa có tai biến mạch máu não.

6. Một vài triệu chứng của các thể bệnh cao huyết áp cấp cứu, cao huyết áp ác tỉnh Cao huyết áp ác tính là một thể rất nặng của tăng huyết áp, xảy ra ở người trẻ tuổi và rất dễ dẫn tới tử vong.

Cao huyết áp ác tính có những đặc điểm sau:

– Số huyết áp cao: Tối đa từ 220mmHg trở lên.

– Nhiều biến chứng xảy ra dồn dập.

– Mắt: Xuất tiết, xuất huyết võng mạc.

– Tim; To ra nhanh, suy tim (phù, gan to, khó thở).

– Thận: Suy thận nặng (Urê máu tăng, Protein niệu nhiều, có hồng cầu bạch cầu, trụ hạt trong nước tiểu).

– Toàn thân: Xanh ngắt, nhức đầu dữ dội, có thể xuất huyết dưới da niêm mạc.
Cao huyết áp ác tính ít khi là tiên phát.

Tổn thương chủ yếu trong cao huyết áp ác tính là: Viêm hoạt tử tiểu động mạch thận (Renal – necrotizing artrriotilis) tăng urê máu và tử vong trong vòng một năm nếu không điều trị.

Cao huyết áp kịch phát tiến triển nhanh, xảy ra ở bất kỳ loại cao huyết áp nào, do bất kỳ nguyên nhân nào, cao huyết áp ác tính là giai đoạn cuối của cao huyết áp ban đầu lành tính, là giai đoạn sau của suy thận do viêm hoại tử động mạch thận. Đôi khi là do kết hợp với u tủy thượng thận (Pheochrmocytoma) hoặc với cường aldosteron tiên phát (Primary hyperal dosterolnism).

Theo Goldberger: Cơn cao huyết áp ác tính ở bệnh nhân có huyết áp bình thường trước đó thường là do:

– Viêm vi cầu thận cấp.

– Phản ứng thuốc đối với chất ức chế men Môn Amine Oxydase (MAO)

– Nhiễm độc thai nghén.

Ccm cao huyết áp ác tính xảy ra ở bệnh nhân đã có cao huyết áp mãn tính nguyên nhân thường gặp nhất là:

– Viêm cầu thận.

– Viêm bể thận.

– Bệnh mạch máu.

Cao huyết áp do mạch máu thận, tủy thượng thận, có thể gây tình trạng tăng cấp tính hoặc mãn tính. Khi ngừng thuốc clonidin (catapress) đột ngột sau một thời gian sử dụng, huyết áp có thể tăng vọt lên. Sau khi ngừng đột ngột Methydopa, propranolol cũng có thể gây tình trạng tương tự.

– Các tình trạng cấp cứu về cao huyết áp có thể là;

+ Bệnh não cao huyết áp.

+ Phóng thích đột ngột Catecholamin gây cao
huyết áp.

+ Cao huyết áp đi kèm với xuất huyết nội sọ.

+ Cao huyết áp đi kèm với bệnh thận (thường là
viêm cầu thận cấp).

+ Phình bóc tách cấp tính động mạch chủ.

+ Sản giật, tiền sản giật.

II. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG THƯỜNG MẮC CAO HUYẾT ÁP

Tuy còn chưa biết rõ nguyên nhân tại sao có một số người trong chúng ta lại dễ bị cao huyết áp hơn những người khác, nhưng có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị chứng bệnh này đã được biết đến như sau:

Chủng tộc:

Những người Phi da đen, người Caribe gốc Phi sống ở châu Âu và người Mỹ gốc Phi thường có nguy cơ bị cao huyết áp. Điều này có thể liên quan phần nào tới
cách cơ thể giữ muối.

Tuổi tác:

Trong khoảng độ tuổi từ 20 đến 40, huyết áp của chúng ta chỉ tăng nhẹ, sau đó nó mới tăng nhanh.

Bệnh cao huyết áp hiếm thấy trước tuổi 25, thường thấy ở tuổi trung niên trở đi, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều, nữ mắc ít hơn nam cho đến tuổi mãn kinh. Điều tra của chúng tôi năm 1980 trên 2000 người lớn tuổi cho thấy lứa tuổi bắt đầu mắc bệnh hay gặp là từ 43 đến 55, tuổi thấp nhất là 29 tuổi, cao nhất là 68 tuổi.

Giới tính:

Phụ nữ trong độ tuổi 20 đến ngoài 30 thường có huyết áp thấp hơn nam giới, nhưng huyết áp của họ sẽ bị tăng cao vào những giai đoạn hormone trong cơ thể bị thay đổi, như khi có thai, hoặc ở những phụ nữ lớn tuổi có sử dụng liệu pháp hormone thay thế lúc mãn kinh (HRT).

Tiền sử gia đình:

Ở người có một trong hai song thân, hoặc cả hai người đều bị cao huyết áp sẽ có nguy cơ bị gấp hai lần mắc bệnh cao huyết áp.

Dư cân quá mức:

Béo phì là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với chứng bệnh này. Việc thừa cân gây sức ép nặng nề lên tim. cố gắng giữ cho cân nặng luôn phù hcfp với chiều cao.

Chế độ dinh dưỡng:

Chế độ ăn quá giàu muối và chất béo, thiếu calci, manhê và phôtpho có liên quan đến chứng cao huyết áp. Hãy tránh xa thực phẩm chế biến sẵn, dùng nhiều
rau xanh và thức ăn tươi.

Stress:

Vai trò của những đợt lo âu, căng thẳng vì các vấn đề của cuộc sống trong việc gây ra chứng cao huyết áp vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, những người có huyết áp tăng vọt trong tình trạng căng thẳng thần kinh (được gọi là những người “có phản ứng nóng nảy” thường dễ phát triển chứng cao huyết áp. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp lại nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng có thể do người khác tác động tới và gây nên sự căng thẳng đến bệnh nhân.

Hút thuốc lá:

Những người hút thuốc dễ bị cao huyết áp hơn người không hút thuốc vì chất nicotin làm co thắt các mạch máu. Mắc một chứng bệnh nào đó: Có một số bệnh – trong đó đa phần là có rối loạn nội tiết – thường dẫn đến cao huyết áp. Người bị tiểu đường chịu nguy cơ rất cao bị đột quỵ và các vấn đề về tim và thận. Nguy cơ của các biến chứng này là tăng cao một khi huyết áp có vấn đề.

1. Tỷ lệ mắc bệnh của người cao huyết áp

Tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới căn cứ vào quy định về mức cao huyết áp cũ năm 1978 (>160/95 mmHg) thì vào khoảng 10-15% dân số các nước phát triển; nếu tính theo quy định mới (> 140/90 ramHg) thì tỷ lệ mắc bệnh còn cao hơn nhiều, người ta ước tính ờ Hoa Kỳ có khoảng 50 triệu người, ở Pháp khoảng 8 triệu người mắc bệnh này. Ở nước ta, cuộc điều tra lớn nhất trong cả nước do Viện Tim mạch tiến hành trong các năm 1989 -1992 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp trong nhân dân ở lứa tuổi từ 16 trở lên đã tăng từ 1-2% trong thập kỷ 60 lên tới 5,1% ở đầu thập kỷ 90 và có tới 6,6% có mức huyết áp từ >140/90 đến <160/95 mmHg mà trước đây gọi là “cao huyết áp giới hạn”. Nếu theo quy định về mức cao huyết áp mới thì tỷ lệ mắc bệnh lên tới 11,7%.

Đây là một con số rất đáng lo ngại. Cũng theo kết quả cuộc điều tra trên của Viện Tim mạch, tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh theo tuổi: tỷ lệ đó là 6% ở lứa tuổi 16 – 39; tăng lên 10,5% ở lứa tuổi 40 – 49; 21,5% ở lứa tuổi 50 – 59; 30,6% ở lứa tuổi 60 -69 và 47,5% ở lứa tuổi từ 70 trở lên. Cuộc điều tra gần đây (1999) cũng của Viện Tim mạch tiến hành tại nội, ngoại thành Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh lại còn cao hcm, là 22,9% ở lứa tuổi 45 – 54; 38,2% ở lứa tuổi 55; 64,47% ở lứa tuổi 65 – 74 và 65,5% ở lứa tuổi từ 75 trở lên.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Để phòng và chữa trị bệnh cao huyết áp cần phải nắm vững được các yếu tố có ảnh hưởng đến huyết áp. Huyết áp tỷ lệ thuận với lưu lượng và độ nhớt của máu;
tỷ lệ với bán kính lòng mạch. Có nghĩa là lưu lượng máu ở động mạch càng lớn huyết áp càng cao; độ nhớt của máu càng cao huyết áp càng lớn; lòng mạch càng
rộng huyết áp càng nhỏ. Lưu lượng của máu phụ thuộc chủ yếu vào sức đập của tim. Tim đập càng nhanh bao nhiêu lưu lượng máu càng lớn bấy nhiêu.

Độ nhớt của máu phụ thuộc chủ yếu vào các thành phần trong huyết tương; trong số đó ảnh hưởng đáng kể là các chất mỡ (cholesterol),…các chất triglỵceride, các muối mật…Lòng mạch do co thắt cơ học làm nghẽn lại hoặc do các yếu tố hoá học như chất (nicotin) do hút thuốc lá gây co mạch, hoặc lòng mạch bị xơ hoá, bị biến đổi do thiếu vitamin p, c , do trong máu có nhiều mỡ (cholesterol, triglỵcerid).

Huyết áp tỷ lệ thuận với sức cản ngoại vi. Sức cản đó còn phụ thuộc trực tiếp vào khí hậu nóng lạnh, vào độ sừng hoá của da, bền vững của thành mạch (tính đàn hồi), (khí hậu nóng các mạch ngoại vi giãn nở, lòng mạch rộng ra; khí hậu lạnh các mạch
ngoại vi co lại, lòng mạch hẹp lại). Trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp kể trên, ta có thể khai thác những yếu tố có lợi, đồng thời hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi giúp cho việc phòng, trị huyết áp tốt hơn.

Mọi thông tin thắc mắc xin để lại comment ở bên dưới, Chiase69.Com sẽ trả lời những thắc mắc của quý vị.

Exit mobile version