Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Em hãy viết bài văn giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Em hãy viết bài văn giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Em hãy viết bài văn giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Xem thêm:

Em hãy viết bài văn giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Bài Làm

Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiền, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Thời đại ông sống có nhiều biến động dữ dội. Những thay đổi lớn lao của lịch sử đã tác động sâu sắc tới tình cảm và nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngồi bút vào hiện thực. Với sự hiểu biết sâu rộng về văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc, sự từng trãi về cuộc đời đã tạo cho Nguyễn Du có một vốn sống phong phú và một trái tim giàu lòng yêu thương, thông cảm sâu sắc với những nổi đau khổ của nhân dân. Những yếu tố trên đã tạo nên một Nguyễn Du – đại thi hào của dân tộc Việt Nam, và là một doanh nhân văn hóa thế giới.

Em hãy viết bài văn giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Tên tuổi Nguyễn Du gắn liền với một sự nghiệp văn học đồ sộ gồm nhiều tác phẩm có giá trị lớn cả chữ Hán lẫn chữ Nôm như: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tập ngâm, Bắc hành tạp lục… (chữ Hán) và Đoạn trường tân thanh (tức Truyện Kiều chữ Nôm) là kiệt tác số một của ông. Cuồn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) được Nguyễn Du “thay máu đổi hồn” làm thành một kiệt tác của nhân loại.

Truyên Kiều gồm 3254 câu thơ lục bát mang tính chất của một tiểu thuyết bằng thơ, chia thành ba phần chính:

Phần một: Gặp gỡ và đính ước. Đây là phần giới thiệu gia cảnh Thúy Kiều, tài sắc chị em Kiều và cuộc nhân duyên Thúy Kiều – Kim Trọng.

Phần hai: Gia biến và lưu lạc. Phần này kể về mười năm chìm nổi và lưu lạc của Thúy Kiều: lúc ê chề, nhục nhã trong lầu xanh Tú Bà, lúc tưởng được cứu vớt nhờ Thúc Sinh rồi lại rơi vào tay Bạc Bà. Gặp Từ Hải, nàng tưởng được nhờ bóng “tùng quân” ngờ đâu mắc lừa Hồ Tôn Hiến, chồng bị giết chết, thân bị giày vò, tủi nhục, nàng trầm mình ở sông Tiền Đường. Nhưng may nhờ sư Giác Duyên cứu giúp, Kiều được nương nhờ cửa Phật.

Phần ba: Đoàn tụ. Kim Trọng tuy đã kết duyên cùng Thúy Vân song không nguôi thương nhớ Thúy Kiều. Chàng cất công lặn lội đi tìm, may gặp sư Giác Duyên. Kim – Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

Truyện Kiều là tác phẩm có giá trị lớn cả nội dung và nghệ thuật. Truyện là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công và tàn bạo, là nơi tố cáo xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người, đặc biệt là những người tài hoa, người phụ nữ. Truyện tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến từ bọn sai nha, quan xử cho đến “ họ Hoạn danh giá”, “quan tổng đốc trọng thần”, rồi bọn ma cô, chủ chứa… đều ích kỉ, tham lam, coi rẻ sinh mạng và phẩm chất con người. Truyện còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền đã làm tha hóa con người, làm điên đảo xóa mờ công lý, giẫm lên lương tâm của con người.

Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm, là tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người. Nguyễn Du khóc cho nỗi đau của con người; tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa tan, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đày đọa… Truyện cũng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính, là bài ca về tinh yêu tự do, trong sáng, thủy chung, là giấc mơ về tự do và công lí. Đặc biệt, nhân vật Kiều là điển hình cho bi kịch về phẩm giá của con người bị chà đạp. Với hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du đã gởi gấm ước mơ trả ân báo oán, thực hiện công lí, dẹp tan xã hội buôn thịt bán người, dơ bẩn và hôi tanh.

Truyện Kiều xứng đáng là một kiệt tác văn học xét trên cả lĩnh vực nghệ thuật. Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên tất cả phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với ‘Truyện Kiều’ ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ và nghệ thuật tự sự đã có những bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện miêu tả thiên nhiên, con người.

Ở Truyện Kiều, một số biện pháp nghệ thuật đã đạt đến độ chuẩn mực như: tả cảnh ngụ tình, biện pháp ước lệ, đòn bẫy, miêu tả nội tâm nhân vật… làm cho câu chữ sinh động hơn, nhân vật sông hơn với tính cách, và tâm lý đa dạng, phong phú..

Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có những đóng góp to lớn đối với sự nghiệp phát triển của văn học Việt Nam. Truyện Kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc. Chính vì vậy, Truyện Kiều đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả hàng trăm năm nay. Truyện đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu nhiều nơi trên thế giới.

Exit mobile version