Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Phân tích hai câu thơ cuối trong đoạn trích Nỗi thương mình – Truyện Kiều

Đề bài: Phân tích hai câu thơ cuối trong đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều – Nguyễn Du. Sau đây là bài văn ngắn hay trình bày cảm nhận về 2 câu thơ cuối trong đoạn trích Nỗi thương mình. Mời các bạn tham khảo ngay sau đây nhé!

Xem thêm:

Phân tích hai câu thơ cuối trong đoạn trích Nỗi thương mình – Truyện Kiều

Mục Lục

Phân tích hai câu thơ cuối trong đoạn trích Nỗi thương mình

“Vui thì vui gượng kẻo là,

Ai tri ân đó mặn mà với ai?”

    Thúy Kiều rơi vào lầu xanh, nàng sống một cuộc sống đau buồn, tủi nhục. Nàng bị chà đạp về nhân phẩm của một cô gái đã từng thanh cao, trong trắng.

     Thúy Kiều ở đây vui chỉ là “vui gượng”. Nàng ra vẻ cười với những khách làng chơi nhưng bên trong là sự đau đớn khôn cùng về tinh thần. Trước đây Kiều sống trong cảnh giàu sang nhung gấm “chướng rũ màn che”. Nàng có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, vui vầy bên gia đình. Ấy thế mà dòng đời đưa đẩy, giờ nàng lại sống ở một nơi mà không một cô gái nào muốn sống. Bên cạnh nàng bây giờ không phải là gia đình nữa mà là những con người xa lạ và bạc bẽo. Điều mà Kiều buồn hơn cả là không có ai “tri âm”, hiểu và thông cảm cho mình như Kim Trọng. Nàng có những hành động gượng gạo, sự ép buộc để làm vui lòng khách – những kẻ đến để mua vui chứ không trân trọng một đóa hoa như Kiều!

     Hai câu thơ trên là một câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm sầu thảm của Thúy Kiều. Đó là một tâm trạng buồn, cô đơn, tuyệt vọng. Đồng thời đó là sự ý thức về nhân phẩm và nhân cách thanh cao của mình. Đây là sự thành công trong việc khắc họa nhân vật và nội tâm của Kiều của tác giả Nguyễn Du.


Lời kết

Trên đây là một đoạn văn ngắn có mở đoạn, thân và kết đoạn hoàn chỉnh. Đoạn văn trên đã phân tích hai câu thơ cuối trong đoạn trích Nỗi thương mình một cách trọn vẹn.  Dù trong hoàn cảnh éo le và nghiệt ngã, vẻ đẹp nhân cách và tâm hôn của nàng Kiều vẫn rất thanh cao và đẹp đẽ. Hi vọng các bạn sẽ hoàn thành tốt bài viết của mình về phân tích đoạn trích “Nỗi thương mình” này nhé!

Exit mobile version