Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Đề bài: Kể lại truyện Tấm Cám theo lời nhân vật Cám – Đóng vai Cám kể lại

Đề bài: Kể lại truyện Tấm Cám theo lời nhân vật Cám. Dưới đây là một bài văn mẫu đóng vai nhân vật Cám kể lại câu chuyện Tấm Cám. Mời các bạn cùng tham khảo!

Mời bạn tham khảo thêm:

Mục Lục

Kể lại truyện Tấm Cám theo lời nhân vật Cám

Tôi là Cám. Tôi lớn lên trong một gia đình khá giả nhưng cha tôi qua mất sớm. Tôi sống cùng với mẹ và một người chị cùng cha khác mẹ. Chị ấy tên là Tấm. Mọi việc trong nhà mẹ tôi đều giao cho chị Tấm làm, còn tôi được thoải mái chơi đùa thỏa thích. Hàng ngày chị Tấm phải làm từ sáng sớm tới tối mịt mà tôi và mẹ cũng cảm thấy không vừa mắt. Thế là tôi và mẹ thương hay mắng mỏ, ức hiếp Tấm. Thấy chị ấy cực khổ, uất ức tôi lại càng cảm thấy vui trong lòng.

Một hôm, mẹ bảo chúng tôi ra đổng mò tép. Đứa nào bắt được đầy giỏ tép mang về thì mẹ tôi thưởng cho cái yếm đào. Chị Tấm cố gắng và chăm chỉ nên bắt được một giỏ đầy. Tôi thì thản nhiên hái hoa bắt bướm. Tuy tôi không chăm chỉ và giỏi dang như chị Tấm nhưng về phần thông minh, lém lĩnh thì tôi hơn chị ấy nhiều. Lúc chị Tấm lên bờ, tôi bảo chị: “Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng”. Thế là chị hụp xuống thật sâu, còn tôi thì trên bờ trút hết giỏ tép của chị và đi về nhà.

Đóng vai nhân vật Cám kể lại truyện Tấm Cám

Chị Tấm quay lên chẳng thấy tôi đâu mà chỉ thấy cái giỏ nằm lăn lóc. Biết là bị tôi lừa nên chị uất ức, buồn tủi và ôm mặt khóc. Lúc này có một ông bụt hiện lên giúp chị, bảo chị đừng buồn nữa và lấy con cá bống còn sót lại trong giỏ đem về nuôi. Mỗi ngày chị Tấm đều lén đem cơm cho bống ăn nên bị tôi lén theo dõi và phát hiện. Mỗi lần đến cái giếng, chị đều gọi cá bống:

Bống bống bang bang,
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.

Tôi về mách mẹ. Thế là hôm sau, mẹ tôi bảo chị ấy đi chăn trau ở đồng xa nhà. Tôi và mẹ ở nhà bắt cá bống làm thịt, chỉ còn lại một đống xương. Khi chăn trâu về, như thường lệ, chị Tấm lại gọi cá bống lên cho nó ăn cơm nhưng không thấy, chỉ thấy một cục máu tươi ở trên mặt giếng. Chị Tấm lại khóc nức nở. Lần này, bụt lại hiện lên và bảo chị ấy đừng khóc nữa. Bụt bảo chị hãy lấy xương cá bống cho vào bốn cái hũ rồi đem chon dưới bốn chân giường. Chị Tấm làm y như lời bụt dặn.

Tết đến, nhà vua mở hội mấy ngày mấy đêm. Mọi người đều nô nức đi trẩy hội. Tôi và mẹ tôi cũng sắm sửa quần áo mới để đi chơi hội. Chị Tấm cũng đòi đi. Chị ấy không biết thân biết phận mình, quần áo thì cũ kĩ, mặt mũi thì lấm lem… vậy mà cũng đòi đi. Mẹ tôi lấy làm bực mình vì chẳng muốn dắt chị ấy theo. Thế là mẹ lấy một đấu gạo trộn với một đấu thóc, bảo chị Tấm nhặt xong thì đi.

Một lần nữa, bụt lại hiện lên giúp chị và cho chị quần áo đẹp, đôi hài đẹp… từ trong bốn cái hũ chôn dưới chân giường lúc trước. Chị Tấm đi hội, vô tình làm rơi một chiếc hài và nhà vua nhặt được. Nhà vua tuyên bố, ai ướm vừa chiếc hài thì sẽ được làm hoàng hậu. Tôi và rất nhiều cô gái khác đều cố gắng cho chân mình vào nhưng không vừa, mẹ tôi cũng thử nhưng không được. Đến lượt chị Tấm thử thì vừa như in. Thế là chị được nhà vua rước về làm hoàng hậu.

Một lần chị Tấm về giổ cha. Tôi và mẹ lấp kế chặt cây cau trong lúc chị đang trèo hái trái. Chị Tấm chết, mẹ tôi đưa tôi làm cung thay thế chị Tấm làm hoàng hậu nhưng chẳng được vua để tâm. Chị Tấm chết biến thành chim vàng anh thì bị tôi bắt, giết. Chị biến thành cây xoan đào thì bị tôi và mẹ chặt đe làm khung cửi rồi đốt khung cửi ra tro rãi đi thật xa. Nhưng từ đống tro lại mọc lên cây thị và đơm một trái duy nhất. Trái thị ấy được bà lão mang về nhà. Từ trái thị, chị Tấm bước ra giúp đỡ bà lão và sau đó được bà lão coi như con gái mình. Tấm giúp bà têm trầu, nấu nước, gói bánh.

Một lần, vua đi ngang qua hàng nước nhìn thấy miếng trầu têm mà gặp lại chị Tấm. Thế là nhà vua đưa chị Tấm trở lại cung son trong sự ngỡ ngàng của mẹ con tôi. Thấy chị Tấm ngày càng trắng ra, tôi hỏi chị xem như thế nào. Chị nấu một nồi nước sôi rồi bảo tôi nhảy xuống tắm là trắng. Tôi làm theo và bị chết nhăn răng. Mẹ tôi thấy vậy quá sợ hãi nên cũng lăn đùng ra chết. Vậy là chị Tấm sống vui vẻ và hạnh phúc với nhà vua đến già.

Lời Kết

Trên đầy là bài văn mẫu Kể lại truyện Tấm Cám theo lời nhân vật Cám. Hi vọng với bài văn này, các bạn sẽ có những gợi ý cho mình. Đây là một câu truyện dài nên các bạn cần phải kể những ý thật nổi bật và chủ đạo. Tránh trường hợp kể quá dài dòng làm bài viết trở nên quá dài và không cần thiết. Chúc các bạn thành công nhé!

Exit mobile version