Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Đề bài: Kể lại truyện Tấm Cám theo lời nhân vật Tấm – Văn mẫu hay

Đề bài: Kể lại truyện Tấm Cám theo lời của nhân vật Tấm. Dưới đây là bài văn mẫu hay. Mời các bạn cùng tham khảo qua nhé!

Mời bạn tham khảo thêm:

Mục Lục

Kể lại truyện Tấm Cám theo lời nhân vật Tấm

Tôi là Tấm. Mẹ tôi mất sớm, cha tôi thì lấy vợ kế sau hơn một năm mẹ tôi mất. Dì ghẻ tôi sinh được một đứa con gái tên là Cám. Lúc tôi vừa tròn mười lăm tuổi thì cha tôi mất, để lại tôi sống với dì ghẻ và Cám.

Dì ghẻ vốn không thích tôi nên thường bắt tôi làm nhiều công việc nặng nhọc: chăn trâu, cấy lúa, giã gạo, xay thóc… Khi tôi vừa xong việc này thì dì lại đổ cho tôi làm việc khác. Cảm được mẹ cưng chiều nên rong chơi suốt ngày. Cám còn hay cậy thế mẹ buộc tôi làm theo lời nó. Đôi khi nó còn mắng mỏ tôi. Ngày qua ngày, tôi buồn khổ nhưng tôi chỉ biết tự an ủi mình.

Một ngày nọ, dì ghẻ bảo tôi và Cám đi mò tép, đứa nào bắt đầy giỏ dì sẽ thưởng cho cái yếm đào. Đây là món quà mà tôi rất ao ước nên tự nhủ lòng sẽ cố gắng hết mình.

Thế là tôi và Cám cùng ra đổng mò tép. Trong khi tôi hì hục lội mương, lội ruộng để cố gắng bắt nhiều cá tép thì Cám cứ tung tăng. Khi mặt trời đứng bóng, tôi đã bắt gần đầy giỏ. Lúc này, Cám mới đến bảo tôi: “Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng”. Nghe lời Cám và cũng sợn dì ghẻ mắng, tôi hụp xuống ao gội đầu thật kỹ. Khi tôi ngước lên định hỏi Cám xem đầu mình sạch chưa thì không thấy Cám đâu. Bên cạnh tôi lúc này chỉ thấy cái giỏ nằm lăn lóc. Cám thừa lúc tôi hụp xuống nước đã trút hết giỏ tép mang về nhà cho mẹ.

Kể lại truyện Tấm Cám theo lời của nhân vật Tấm

Lòng vừa buồn, vừa tủi thân, tôi khóc nức nở. Bổng ông Bụt hiện lên hỏi tôi: “Vì sao cháu khóc?”. Tôi kể lại cho ông nghe sự tình như vậy. Ông Bụt bảo tôi xem lại trong giỏ còn chút gì không. Tôi tìm lại trong giỏ thì thấy còn sót lại một chú cá bống nhỏ xíu. Theo lời dặn của Bụt, tôi đem cá về và thả xuống giếng. Hàng ngày, tôi đều cho cá ăn cơm. Mỗi lần cho cá ăn, tôi vần thường gọi:

“Bống bống bang bang,
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.”

Nghe những lời này là bống lại ngoi lên đớp cơm của tôi cho. Mỗi ngày qua, bống lại lớn lên nhanh chóng. Việc này không thể lọt qua mắt của mẹ con Cám. Ấy thế là một hôm, dì ghẻ bảo tôi:

“Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.”

Hôm sau, tôi dẫn trâu đi ăn cỏ ở đồng xa nhà. Ở nhà, mẹ con Cám bắt chước tôi gọi bống lên ăn cơm. Bống nghe đúng câu hát quên thuộc, ngoi lên đớp cơm thì bị mẹ con cám bắt ăn thịt, chỉ còn lại đống xương.

Chiều về, tôi đem cơm ra cho bống và vẫn gọi bống như mọi ngày mà chắng thấy bống đâu cả. Trên mặt nước của giếng chỉ có một cục máu đỏ tươi. Biết là bống đã không còn nữa, tôi ôm mặt khóc nức nở. Lúc này, Bụt lại hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?”. Tôi để lại đầu đuôi sự tình cho bụt nghe. Thế là, bụt bảo toi đi tìm xương của bống cho vào bốn cái lọ rồi đem đặt dưới bốn chân giường. Tôi làm theo lời bụt dặn.

Tết đến, vua mở hội mấy ngày đêm, già trẻ trai gái nô nức đi chơi hội. Dì ghẻ và Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp đi chơi. Tôi cũng muốn đi cùng nhưng dì lấy một đấu gạo trộn với một đấu thóc rồi bảo tôi nhặt cho xong mới được đi.

Tôi ngồi lựa một hồi lâu nhưng chỉ nhặt được một it, tôi tủi thân ngồi khóc. Bụt lại hiện lên và nhờ một đàn chim sẻ giúp tôi nhặt thóc. Bụt còn bảo tôi lấy bốn chiếc lọ ở chân giường lên. Tôi làm theo lời bụt, thật kì lạ… từ bốn cái lọ mở ra tôi có quần áo đẹp, đôi hài, ngựa, yên cương để đi chơi hội. Lúc đi, do ngựa phóng qua chỗ lội nên tôi đánh rơi một chiếc hài xuống nước. Và nhà vua đi ngang qua đã vô tình nhặt được.

Ấy thế là vua ra lệnh cho đàn bà, con gái khắp nơi thử hài. Nếu ai thử vừa thì ngày sẽ cưới làm vợ. Mẹ con Cám cũng đến thử nhưng không thử vừa. Khi tôi thử thì đặt chân vào vừa như in. Lúc này tôi mới lấy chiếc còn lại ra mang vào thành một đôi. Vua mừng rỡ và đã cưới tôi về làm hoàng hậu trong sự ghen tức của mẹ con Cám.

Một lần tôi về giỗ cha, dì ghẻ bảo tôi trèo hái cau xuống cúng cha. Ở dưới, bà chặt gốc cao làm tôi ngã xuống ao mà chết. Cám được dì đưa vào cung thay thế tôi làm hoàng hậu.

Tôi chết, hồn tôi biến thành chim vàng anh thì bị mẹ con Cám làm thịt vứt lông ra vườn. Từ nhúm lông mọc thành cây xoan đào cũng bị mẹ con cám chặt đóng thành khung cửi. Rồi từ khung cửi mrj con Cám đốt ra tro rồi đem đổ thật xa. Nhưng từ đống tro mọc lên cây thị và mọc ra một trái. Trái thì chín, rơi vào bị của một bà lão và được bà mang về nhà.

Tôi từ trong quả thị hay bước ra ngoài để giúp bà lão dọn dẹp nhà của và nấu cơm. Lâu dần, bà lão phát hiện ra và nhận tôi làm con gái. Tôi giúp bà gói bánh, têm trầu và phụ giúp bà lão hàng ngày. Một lần nhà vua ghé ngang vào quán nước của bà lão, nhìn thấy miếng trầu tôi têm mà ngài muốn gặp tôi. Vừa nhìn thấy tôi, nhà vua nhận ra ngay và vô cùng mừng rở. Ngài rước tôi về lại cung đình.

Hai mẹ con Cám thấy tôi nên hết sức sợ hãi. Cám hỏi tôi cách để trẻ đẹp như thế nào, tôi bèn chỉ Cám. Tôi sai quân lính nấu một nồi nước sôi và bảo Cám nhảy vào. Cám làm theo và chết nhăn răn. Dì ghẻ thấy vậy hoảng hồn cũng lăn đùng ra chết. Từ đó về sau, tôi được sống yên ổn, hạnh phúc.

Lời Kết

Trên đây là bài văn Kể lại truyện Tấm Cám theo lời nhân vật Tấm. Hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn được phần nào nhé! Chúc các bạn học tốt Ngữ Văn và đạt nhiều điểm cao! Các bạn có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu khác ở chuyên mục Văn mẫu hay nhé!

Exit mobile version