Site icon Chiase69.com Blog Chia sẻ thông tin tổng hợp hữu ích

Kinh nghiệm phượt Phan Xi Păng cho người thích khám phá

Như ở phần 1 mình đã nói về kinh nghiệm phượt Phan Xi Păng. Hm nay mình sẽ tiếp tục giới thiệu đến cho các bạn kinh nghiệm chinh phục đỉnh núi được mệnh danh là nóc nhà đông dương Phan Xi Păng.

Xem lại Phần 1: Kinh nghiệm chinh phục nóc nhà đông dương Phan Xi Păng

Điểm qua nội dung phần 1
– Thời gian thích hợp chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng
– Cần chuẩn bị những gì khi phượt chinh phục Phan Xi Păng

Chúng ta hôm nay sẽ tiếp tục tìm hiểu kinh nghiệm phượt Phan Xi Păng phần tiếp theo. Đó là Chuẩn bị các hành lý mang theo khi phượt Phan Xi Păng.

Mục Lục

Chuẩn bị các hành lý mang theo khi phượt Phan Xi Păng

Như ở phần trước mình có nói qua cần chuẩn bị ba lô, áo quần rồi bây giờ mình sẽ nởi tiếp các hành lý khác chúng ta phải chuẩn bị khi đi phượt Phan Xi Păng.

Găng tay, giầy leo núi: Về găng tay thì bạn nên chuẩn bị 3 đến 4 đôi có gai cao su khá là rẽ. Găng tay này giúp bạn dễ dàng bám vào sườn đá, cành cây cũng như dễ dàng cầm nắm các thiết bị chụp ảnh. Còn về giày thì do điều kiện thời tiết ở sapa khá lạnh cũng như hay có mưa ở vùng núi cao nên thường có nước đọng lại trên đường đi, vì vậy khi bạn mua giày thì nên chọn mua loại giày cao cổ (cao hơn mắt cá chân) có khả năng chống nước (không cho nước ngấm vào da) có gai bám bằng cao su. Ngoài ra nên chọn đôi giày nào có độ rộng lớn hơn chân bạn 1 cở vì như thế khi leo núi bạn sẽ đỡ đau chân hơn.

Gậy leo núi: Về gậy leo núi thì bạn có cũng được mà không có cũng không sao, nhưng có thêm gậy leo núi thì giúp bạn dễ dàng leo núi hơn, khi các bạn gái leo núi thì nên cần thiết bị này.

Gậy leo núi thì có 2 loại chính là gậy bằng kim loại gọn nhẹ và gậy trúc. Gậy kim loại nhẹ được thiết kế có lò xo đàn hồi, có thể kéo dài ra và thu gọn lại. Tùy vào chiều cao mà bạn cảm thấy thoải mái hoặc khi không cần dùng đến thì có thể thu gọn bỏ vào túi. Loại gậy ngắn khá đắt bạn có thể thuê ở sapa. Loại gậy thứ 2 là loại gậy trúc cứng cáp không có khả năng thu gọn. Loại gậy này thì khi leo núi bạn có thể nhờ người chỉ đường chặt giúp mình.

Khăn, Mũ: Đối với khăn thì bạn nên đưa theo một chiếc khăn len quàng quanh cổ khi đi ngủ vì buổi tối ở đây khá là lạnh. Quàng khăn vào cổ giúp bạn tránh bị cảm lạnh khi đi ngủ (đó là bạn đi vào thời tiết ấm, còn về thời tiết lạnh có thể có tuyết rơi thì lúc nào cũng quàng khăn để tránh cảm lạnh). Ngoài ra, bạn nên đưa thêm một chiếc khăn rửa mặt nữa.
Về mũ thì bạn nên đưa theo một chiếc mũ tai bèo có quai để thường xuyên đội trong rừng . V khi lên cao thì gió khá lớn nên cần quai để cố định mũ lại. Ngoài mũ đi đường thì bạn còn phải chuẩn bị thêm một chiếc mũ len trùm qua tai để khi ngủ để đội tránh bị lạnh.

Bọc cổ chân, gối: Thiết bị này giúp chúng ta hạn chế bị chấn thương ở đầu gối, hạn chế bị căng cơ, bong gân. Nhưng khi đeo loại này thì chúng ta sẽ gặp một chút rắc rối vì thế khi leo núi bạn hãy cân nhắc có nên sử dụng không nhé. Theo mình thì nếu bạn đã chuẩn bị tốt cho quá trình leo núi rồi, như tập trước khi leo núi hơn 10 ngày bằng các biện pháp mình hướng dẫn ở trên thì không cân sử dụng cái này.

Kinh nghiệm phượt Phan Xi Păng

Máy ảnh, điện thoại chụp hình: Nên đưa theo máy ảnh nhỏ gọn dạng mini vì khi leo chúng ta hay dể va chạm vào đá. Hãy đưa bao đeo để đeo trước ngực ngoài ra hãy đưa túi nilon để đựng máy ảnh và điện thoại phòng trời mưa. Còn không có máy ảnh thì bạn đưa điện thoại cũng được, điện thoại thì phải chụp hình được, rõ nét. Khi đi phải kiểm tra bộ nhớ của điện thoại bao nhiêu nếu gần đầy thì bạn hãy xóa nó bớt đi. Hãy đưa thêm thẻ nhớ phòng hết bộ nhớ, máy ảnh cũng vậy. Trước khi đi về máy ảnh thì bạn phải chuẩn bị pin đầy đủ. Ngoài ra chuẩn bị thêm pin dự phòng. Về điện thoại thì hãy sạc đầy pin, nếu có pin dự phòng thì càng tốt

Trang bị chiếu sáng: Mỗi cá nhân nên đưa theo đèn pin tích điện chiếu sáng tốt và đưa theo nến để thắp sáng khi nghỉ ngơi. Về đèn pin thì chúng ta dùng để nghỉ ngơi đi vệ sinh vào buổi tối hoặc dùng vào các trường hợp khẩn cấp. Hãy tính toán cẩn thận vì chúng ta có thể sử dụng đèn chiếu sáng 2 đến 3 đêm nên hãy tính toán đủ lượng pin dùng trong khoảng thời gian đó.

Đồ dùng khác: Kem đánh răng, bàn chải đánh răng, giấy vệ sinh, nếu là nữ thì nên đưa thêm kem chống nứt nẻ. Các loại băng bó vết thương và dầu xoa bóp vết thương, 1 cốc nhựa dùng để đựng nước uống hay pha cafe, 3 đến 4 chai nước đựng nước uống. Ngoài ra hãy đưa thêm nhiều túi nilon phòng trường hợp trời mưa.

Thông tin liên lạc: Vì khi leo núi nên bạn cần các thiết bị liên lạc trong đoàn với nhau hay có trường hợp đột xuất thì có thể liên lạc cho người khác. Dùng điện thoại thì khi leo núi có nhiều điểm có thể sử dụng điện thoại, bộ đàm, còi, pháo bông. Khi đi bạn hãy thống nhất với đoàn của mình các quy định trước như thống nhất điểm dừng chờ nhau, thống nhất tín hiệu khẩn cấp là như thế nào. Nếu đoàn đông quá bạn có thể chia các nhóm nhỏ đi với nhau cho dễ quản lý.

Về đồ ăn: Bạn nên chuẩn bị các loại đồ ăn như mì gói đựng trong bát nhựa bán ở siêu thị, trứng, rau, cafe hoặc trà gừng uống vào sáng sớm, bánh mì, dưa chuột, hoa quả để bồi dưỡng lại năng lượng. Tùy vào chế độ ăn uống của mỗi người mà chuẩn bị khác nhau.

Đăng ký leo núi: Khi tham gia leo núi thì bạn phải đăng ký với ban tổ chức, ban quản lý vườn quốc gia hoàng liên sơn để xin giấy phép. Các khoản phí bạn phải trả là
Phí kiểm lâm: 150.000 vnđ/ngày
Phí vệ sinh: 5.000vnđ/ngày
Bảo hiểm: 5.000 vnđ/ngày
Phí leo núi: 30.000 vnđ/ngày

Exit mobile version